Ngày 20/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tin hoạt động

EU thống nhất luật tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy năng lượng tái tạo

14:41 - 30/08/2022

Theo thông tin từ Luxembourg, các Bộ trưởng thuộc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất luật mới về tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy năng lượng tái tạo, một phần trong đề xuất cải cách được gửi lên từ Brussels nhằm chống lại biến đổi khí hậu thông qua việc cắt giảm đáng kể phát thải khí nhà kính trong thập kỷ này. Các thông tin chi tiết về đề xuất ứng phó biến đổi khí hậu sẽ được thảo luận sâu hơn trong các cuộc đàm phán sau đó. 

Các Bộ trưởng năng lượng EU cũng sẽ thảo luận sâu hơn trong các buổi thảo luận tiếp theo về các phương án giảm nhu cầu gas trong ngắn hạn nhằm đối phó với khả năng cắt giảm từ Nga. Ủy ban châu Âu (EC) đang chuẩn bị một kế hoạch sẽ được đệ trình vào tháng sau để phối hợp các bước chuẩn bị cho việc cắt giảm nguồn cung trong tương lai trong bối cảnh cuộc chiến tranh tại Ukraine. 

“Trong lĩnh vực công nghiệp chúng ta sẽ cần một cách tiếp cận phối hợp”, Ủy viên năng lượng EU ông Kadri Simson cho biết trước cuộc đàm phán, lưu ý về các biện pháp cắt giảm nhu cầu gas, cũng lưu ý thêm rằng “nhu cầu người tiêu dùng” sẽ được bảo vệ.

Các Bộ trưởng thuộc các nước thành viên Liên minh châu Âu đã thống nhất luật mới về tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Các Bộ trưởng EU đang cố gắng thống nhất các lập trường chung về các luật được đề xuất nhằm đạt được mục tiêu năm 2030 cắt giảm ít nhất 55% phát thải so với mức năm 1990, trong bối cảnh nguồn cung năng lượng toàn cầu bị suy thoái khiến một số quốc gia cảnh giác hơn về khả năng gián đoạn từ các cuộc cải cách. 

Mục tiêu được Brussels đề xuất năm ngoái là tới năm 2030 các năng lượng tái tạo có thể đảm bảo 40% nguồn cung năng lượng, và cắt giảm tiêu thụ năng lượng 9%. Tuy nhiên, vào tháng trước Brussels thậm chí đã đề xuất một mục tiêu cao hơn. Các Bộ trưởng dự kiến sẽ xem xét mục tiêu này vào cuối năm nay khi đàm phán về luật cuối cùng với Quốc hội EU.

Một điểm đáng chú ý khác là mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2030 đã được đề xuất thực hiện tự nguyện, thay vì bắt buộc, theo yêu cầu từ phía Tây Ban Nha. Nhưng các quốc gia cũng ủng hộ các quy tắc chặt chẽ hơn do Đức đề xuất, để đảm bảo các nước thành viên đóng góp vào một mục tiêu ràng buộc khác nhằm hạn chế mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng của EU. 

Theo Brussels, cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng gây ra bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy EU nên tiến nhanh hơn trong việc phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, mối đe dọa về suy thoái kinh tế có thể xảy ra do giá nhiên liệu tăng đã khiến nhiều nước thận trọng hơn về những thay đổi ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp trong nước. 

Các quốc gia đang chia rẽ về một kế hoạch mới nhằm áp đặt phí CO2 đối với các loại nhiên liệu vận chuyển và sưởi ấm gây ô nhiễm, và lệnh cấm của EU với việc bán ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ có hiệu lực từ năm 2035. Một số nhà ngoại giao cảnh báo các động trì hoãn hoặc làm suy yếu một số đề xuất, nếu được thực thi sẽ kiến EU bỏ lỡ các mục tiêu khí hậu.

Hải Yến (Theo Reuters)