Ngày 08/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Sản xuất bền vững

Thanh Hóa phê duyệt dự án 2.691 tỷ đồng triển khai dự án xử lý chất thải rắn đến năm 2025

18:02 - 14/05/2020
Dự án được kỳ vọng sẽ xử lý được 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 90% tổng lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.
Theo đó, dự án xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2050 sẽ được đầu tư với nguồn vốn ước tính 2.691 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2025 khoảng 1.389 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 1.302 tỷ đồng.
Dự án xử lý các loại chất thải rắn gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế và bùn thải trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.
Dự kiến đến năm 2025, khi đi vào hoạt động dự án sẽ xử lý được 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 90% tổng lượng rác thải sinh hoạt nông thôn phát sinh.
Theo Sở TN&MT tỉnh, hiện tại tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đạt 90%; tỷ lệ chất thải rắn chôn lấp dưới 30%; 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, sản xuất phân bón, gang thép... được tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, nông nghiệp và 85% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Trong đó, 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng các công nghệ phù hợp; 100% tổng lượng bùn bể tự hoại thu gom của các đô thị được xử lý đảm bảo môi trường; 80% chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost, các nguyên liệu, nhiên liệu sản phẩm thân thiện với môi trường và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Mạnh Hà