Ngày 19/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tin hoạt động

Bến Tre: Tập trung cho các hoạt động khuyến công giai đoạn 2015 - 2020

00:00 - 22/04/2016
Giai đoạn 2016-2020, chương trình KC đề ra một số chỉ tiêu quan trọng: triển khai thực hiện đào tạo nghề cho 400 lao động theo yêu cầu của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN); hỗ trợ 100 dự án/đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, tư vấn sản xuất sạch hơn cho 15 doanh nghiệp, hỗ trợ 100 lượt doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm trong nước, tổ chức 10 lần gian hàng giới thiệu sản phẩm CN-TTCN, 3 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, 5 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển 50 doanh nghiệp, 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Để đạt được chỉ tiêu trên, ngành Công Thương đề ra nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện. Trước tiên là tăng cường thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng thụ hưởng chính sách KC. Thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin hoạt động KC cấp tỉnh cho cán bộ KC cấp huyện. Khảo sát thực tế tại cơ sở CN-TTCN để trao đổi, cung cấp và nắm bắt thông tin, nhu cầu của các cơ sở để lựa chọn, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung hoạt động KC hằng năm.

Bên cạnh đó là rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế của địa phương và các văn bản pháp lý. Chủ động xây dựng các kế hoạch, đề án cụ thể để tranh thủ xin hỗ trợ từ nguồn kinh phí KC quốc gia hằng năm để triển khai thực hiện chương trình KC; bảo đảm cân đối bố trí kinh phí KC hằng năm đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động KC. Tích cực tranh thủ tối đa các nguồn vốn khác kể cả kết hợp, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ, chương trình phát triển ngành nghề nông thôn và nguồn vốn tài trợ hợp pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động KC.

Đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đầu tư vào hoạt động KC. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để trang bị kiến thức khởi sự doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Hằng năm, tổ chức các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, các ngành, UBND các cấp với chủ doanh nghiệp. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN tiến hành các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm để củng cố thị trường trong nước.      

Tăng cường tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN tìm hiểu, hợp đồng mua máy móc, thiết bị, công nghệ phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất, phát huy tối đa hiệu quả việc sản xuất, kinh doanh của cơ sở. Khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất CN-TTCN. Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.