Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:26 GMT+7

Tin hoạt động

Ứng dụng công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long vào sản xuất gạch- gốm

01/10/2013

Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 334 cơ sở sản xuất  gạch – gốm, với 737 miệng lò hoạt động. Hầu hết các cơ sở sản xuất này đều sử dụng lò tròn. Nhằm chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch ngói theo chỉ đạo của Chính phủ, Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với bộ môn vật liệu xây dựng -  Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và công ty TNHH Tân Mai, nghiên cứu cải tiến lò nung gạch thủ công bằng lò tròn, chuyển đổi sang lò nung gạch đốt trấu liên hoàn. Với công nghệ mới này, vừa tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào, dồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường, năng suất và chất lượng cao hơn lò thủ công từ 10 – 15 lần.

Ông Bùi Hữu Mai - Giám đốc Công ty TNHH Tân Mai cho biết:  Một là tiết kiệm được chi phí sản xuầt, giá thành sản phẩm ví dụ như chất đốt chiếm bình quân theo lò truyền thống  là 550 gram đến 600gram cho một sản phẩm, còn lò liên hoàn chỉ chiếm 160gram, vì thế tiết kiệm lượng trấu rất lớn. Thứ hai là thời gian nung đốt khép kín tận dụng được nhiệt, vì thế tiết kiệm được thời gian, rút ngắn được công lao động và người lao động tham gia được nhẹ nhàng hơn so trước kia, mặt bằng SX được thu hẹp lại, không cần mặt bằng lớn như trước đây.

Theo ông Nguyễn Văn Buôi – DNTN Tân Hiệp Phát II:  "Sau khi tham quan thực tế tôi thấy lò này rất hiệu quả, thứ nhất là nhóm theo cách liên hoàn, tức là lò thứ nhất nhóm thì lò thứ hai  được sưởi ấm, tận dụng nguồn nhiệt. Lò thủ công truyền thống thì phải đun mất  từ 10 ngày đến 15 ngày, còn lò này chỉ cần đun lò thứ nhất rồi sưởi ấm lò thứ hai, rồi sau khi lò thứ nhất nhóm chín rồi, thì qua lò thứ hai cần nhóm lửa lớn sẽ nhanh hơn, lò liên hoàn Vĩnh Long này so với lò thủ công thì hiệu quả hơn. Hơn nữa, lò này có thể ứng dụng với nhiều loại hàng khác, như làm gốm vì sản phẩm chín rất là đạt".

Với hiệu quả của công nghệ lò nung liên hoàn được ứng dụng tại công ty TNHH Tân Mai, Sở Công thương Vĩnh Long cùng các doanh nghiệp sản xuất gạch - gốm, trao đổi phương án chuyển giao và hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển sang ứng dụng công nghệ mới này vào sản xuất.

Ông Lâm Thanh Vũ - Trưởng phòng quản lý CN – TTCN – Sở Công Thương Vĩnh Long có một số đề xuất như sau: Thứ nhất là chuyển giao công nghệ theo công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long, thứ hai là hổ trợ DN vay vốn để chuyển đồi máy móc thiết bị, thứ ba là hỗ trợ lãi suất, thứ tư là hổ trợ các đơn vị trong vấn đề tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại, đào tạo nghề, cũng như quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và hổ trợ triễn lãm.

 Với sự quyết  tâm của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi công nghệ trong quá trình sản xuất, cùng sự hỗ trợ vốn từ phía các ngành liên quan sẽ là điều kiện giúp các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch gốm theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo không gây ô nhiểm môi trường. Đây cũng là giải pháp nhằm duy trì và phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long./.