Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 23/11/2024 | 02:50 GMT+7

Sản xuất bền vững

Thành phố Nam Định tập trung tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất đai

06/12/2015

<div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://vpub.namdinh.g4tech.vnimages1051133_1.jpg" width="500px"></div><p style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><em style="font-weight: normal; font-size: 12px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; color: rgb(0, 68, 136); font-variant: normal; line-height: 18px; background-color: rgb(238, 238, 238);">Cán bộ phường Lộc Vượng (TP Nam Định) kiểm điểm công tác quản lý đất đai.</em></p><p style="margin-bottom: 10px; font-weight: normal; font-style: normal; font-size: 12px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; color: rgb(51, 51, 51); font-variant: normal; line-height: 18px; text-align: justify;">Để hoàn thành các mục tiêu trên, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng TN và MT phân công cán bộ theo dõi đôn đốc thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSDĐ; trong tháng 4-2014 tiến hành kiểm tra rà soát, đôn đốc các phường, xã thực hiện. Qua kiểm kê, đã xác định trên địa bàn thành phố hiện có 61.974 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, trong đó có 56.777 hộ gia đình đủ điều kiện được xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Đến tháng 3-2014 có 53.490 hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu; 594 trường hợp đã thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng chưa được trao giấy chứng nhận QSDĐ; còn 1.123 hộ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính; 936 hộ sau khi phê duyệt phương án xử lý nghĩa vụ tài chính, rà soát lại có những vướng mắc về nguồn gốc sử dụng đất, vướng mắc về đo đạc (diện tích đo không đúng hiện trạng sử dụng, đo lấn vào cống thoát nước), vướng mắc do giải phóng mặt bằng thu hồi một phần diện tích, một số gia đình chủ hộ đi vắng không liên lạc được, một số hộ phát sinh tranh chấp. Có 3.663 hộ chưa đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ do thiếu thủ tục tư pháp, thiếu giấy tờ, không có ngõ đi, hộ vắng chủ, hộ chưa kê khai, thiếu xác minh nguồn gốc, hộ chung tầng, hộ thanh lý trái thẩm quyền, hộ sử dụng đất không hợp pháp... Có 1.534 hộ không đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ với các lý do: đất chưa thanh lý, đất đang có tranh chấp, hộ sử dụng đất thuộc đất đình, đền, đất thuộc diện thanh tra, hộ thuê mượn đất tập thể, hộ sử dụng đất không hợp pháp, hộ thuộc diện nhà bảo quản... Sau kiểm điểm công tác quản lý đất đai, UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung giải quyết cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tất cả các hộ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo phương án: Các hộ sử dụng đất đã kê khai nhưng hồ sơ chưa đủ điều kiện như còn thiếu thủ tục tư pháp do tranh chấp về QSDĐ, chưa phân chia tài sản thừa kế, vợ chồng ly hôn, thiếu giấy tờ nhà đất… thì UBND phường, xã tổng hợp, thống kê, hướng dẫn các hộ hoàn thiện hồ sơ; trường hợp vướng mắc thì phối hợp với Phòng Tư pháp thành phố hướng dẫn để xử lý. Những trường hợp chưa nộp nghĩa vụ tài chính, UBND phường, xã lập danh sách nêu lý do chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính (do hoàn cảnh khó khăn, đi làm ăn xa, chưa nhận được thông báo nộp thuế, phạt chậm nộp...) để thành phố chỉ đạo các ngành phối hợp xử lý. Những trường hợp sử dụng đất không hợp pháp mà chủ yếu là do UBND cấp xã, HTX, thôn, xóm, đội giao đất không đúng thẩm quyền, thu tiền trái phép; sử dụng đất vi phạm hành lang bảo vệ các công trình chuyên dùng về giao thông, thủy lợi, lấn chiếm đất đai xử lý theo Hướng dẫn số 42/STNMT-TTra ngày 9-1-2013 của Sở TN và MT. Tiếp đó, các ngành chức năng đã hướng dẫn phương án giải quyết cụ thể bằng văn bản đối với từng hộ của 16 phường, xã có nhiều vướng mắc tồn tại. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm, đã có 372 trường hợp được xét duyệt cấp giấy chứng nhận QSDĐ, UBND thành phố đã phê duyệt quyết định 288 giấy chứng nhận, ký cấp 630 giấy chứng nhận QSDĐ; nâng tổng số lên 60.227 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Sự nỗ lực chỉ đạo, tập trung thực hiện của các cấp chính quyền, các ngành chức năng đã góp phần giúp công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên trong năm 2014, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như: lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái thẩm quyền… trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, tập trung tại các phường, xã như: Nam Phong, Nam Vân, Cửa Nam, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Trần Quang Khải… Nguyên nhân chủ yếu do UBND các phường, xã chưa nâng cao trách nhiệm trong công tác này, chưa chủ động kiểm tra, phát hiện, xử lý ngay từ đầu các trường hợp vi phạm, thiếu kiên quyết trong xử lý theo đúng thẩm quyền và quy định, một số nơi né tránh các vụ vi phạm nghiêm trọng khiến nhiều vụ việc trở nên phức tạp, gây khó khăn trong công tác xử lý giải quyết.</p><p style="margin-bottom: 10px; font-weight: normal; font-style: normal; font-size: 12px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; color: rgb(51, 51, 51); font-variant: normal; line-height: 18px; text-align: justify;">Để chấn chỉnh công tác xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, UBND thành phố yêu cầu: Chủ tịch UBND các phường, xã, Đội Quản lý trật tự đô thị, Phòng Quản lý đô thị, Phòng TN và MT thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính của đơn vị theo Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 17-3-2014 của UBND thành phố về tăng cường công tác quản lý đất đai. Chủ tịch UBND các phường, xã không thực hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền để các hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn không được xử lý kịp thời phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố theo quy định. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Phòng TN và MT chủ động hoàn thành các quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đợt đầu của các xã; báo cáo Thường trực UBND thành phố theo định kỳ để chỉ đạo thực hiện; chủ trì phối hợp với UBND các phường, xã tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố; hướng dẫn các xã, phường tham mưu cho UBND thành phố thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. UBND các phường, xã báo cáo Đảng ủy phường, xã chỉ đạo và ban hành nghị quyết, kế hoạch cụ thể thực hiện Chỉ thị của UBND thành phố về tăng cường công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn; chịu trách nhiệm công bố công khai toàn bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình và các dự án đầu tư xây dựng đã được xét duyệt theo quy định trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, Văn phòng đăng ký và thông tin nhà đất sắp xếp tổ chức bộ máy, phân công rõ nhiệm vụ từng bộ phận và cá nhân phụ trách, củng cố, sắp xếp để sử dụng có hiệu quả hồ sơ lưu trữ về đất đai, quy hoạch trên máy tính và kho lưu trữ. Trong công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ, các đơn vị chức năng tập trung giải quyết tồn tại theo hướng dẫn của Phòng TN và MT, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đúng quy trình, đảm bảo thời gian quy định tại Trung tâm Giao dịch hành chính một cửa thành phố; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó chủ động hợp tác chấp hành đúng quy định, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Đối với các hộ sử dụng đất không hợp pháp xử lý theo Hướng dẫn số 42/STNMT-TTra ngày 9-1-2013 của Sở TN và MT. Riêng công tác xử lý vi phạm, UBND các phường, xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến vận động để nhân dân hiểu, tự giác chấp hành quy định của pháp luật về đất đai, đấu tranh ngăn chặn các vi phạm Luật Đất đai. Đồng thời tập trung kiểm tra, phát hiện, xử lý kiên quyết các vụ việc vi phạm trên địa bàn; đặc biệt chú ý các vụ việc vi phạm lấn chiếm ao hồ, xây dựng nhà ở trái phép, tự ý chuyển đổi, san lấp đất nông nghiệp, xử lý vi phạm hành chính đúng thẩm quyền và hằng tháng báo cáo kết quả phát hiện, xử lý về UBND thành phố thông qua Phòng TN và MT. Chủ tịch UBND phường, xã trực tiếp chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để xảy ra vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn mà không phát hiện kịp thời, không kiên quyết xử lý đúng quy định, đúng thẩm quyền. Phòng TN và MT cử lãnh đạo, cán bộ phụ trách theo dõi công tác xử phạt vi phạm hành chính tại các phường, xã; phát hiện, báo cáo kịp thời các vụ việc vi phạm về đất đai, đề xuất phương án xử lý cụ thể, đúng quy định để UBND thành phố chỉ đạo thực hiện. Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Đội Quản lý trật tự đô thị tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra tại các khu vực có vi phạm về đất đai./.</p>