Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 22:23 GMT+7

Tin hoạt động

Sản xuất viên đốt RPF: Biến rác thành năng lượng sạch

05/12/2016

Việc dùng rác sản xuất viên đốt RPF đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Nhật Bản, công nghệ này phổ biến trên 30 năm nay. Nguồn đầu vào để sản xuất viên đốt RPF chủ yếu là nhựa PP và PE (hai loại nhựa tốt không có thành phần clo), giấy, gỗ vụn từ các khách hàng của Urenco 11 trên toàn miền Bắc. Chúng được phân loại, làm sạch, nghiền nhỏ rồi cho vào máy nén thành viên. Từ 1 tấn rác sẽ thu được 1 tấn nhiên liệu đốt. Viên đốt RPF có thể tạo ra lượng nhiệt lớn hơn 20-30% so với than đá, sản phẩm được dùng trong các lò hơi, thay thế than, trấu, củi…
Một trong những ưu điểm lớn nhất của RPF là thân thiện với môi trường. Ông Vũ Quý Bình - Phó Giám đốc Urenco 11 cho biết: “Việc dùng than đốt lò hơi sinh ra lưu huỳnh, khí CO2 không tốt cho môi trường. Nhiên liệu RPF không sản sinh 2 chất đó. Mục tiêu đầu tiên của Urenco 11 khi sản xuất RPF là giảm ô nhiễm, giúp khách hàng hiểu biết về môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường”. Theo các chuyên gia, việc sản sinh ra lưu huỳnh trong nồi hơi còn làm tăng chi phí sản xuất do phải thường xuyên lau rửa đường ống nồi hơi.
Theo ông Vũ Quý Bình- Phó Giám đốc Urenco 11 “Trước kia, Urenco 11 chủ yếu xử lý rác thải bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Việc chôn lấp gây tốn diện tích đất, trong khi những thành phần như nhựa sẽ không phân hủy, còn các thành phần phân hủy được sẽ sản sinh ra khí metal gây ô nhiễm. Việc tái chế rác thành viên đốt RPF giúp tận dụng nguồn tài nguyên lãng phí đó”.
Công ty Urenco 11 đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất trên 12.000 tấn nhiên liệu đốt. Ông Bình cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc tiêu thụ RPF là giá cả. Việc vận hành quy trình sản xuất loại nhiên liệu tái chế này đòi hỏi nhiều nhân công hơn các phương pháp xử lý rác khác. Nếu như việc chôn lấp chỉ cần 1 người điều khiển máy thì quy trình tái chế rác thành viên đốt cần 4-5 nhân công để phân loại rác và vận hành máy. Các nhà sản xuất ở Nhật Bản không gặp khó khăn này vì rác được phân loại ngay từ đầu. 

Văn phòng CPSI