Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:30 GMT+7

Tin hoạt động

Một số cơ chế tài chính hỗ trợ sản xuất sạch hơn

14/11/2014

Bài viết này kể đến một số nguồn tài chính ưu đãi cho hoạt động SXSH hiện nay. Theo đó, các hoạt động Đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất mới hoặc thay thế dây chuyền đã có nhằm mang lại hiệu quả giảm chất thải so với thiết bị, dây chuyền cũ có thể được hưởng hỗ trợ từ Quỹ Tín dụng xanh (GCTF); các hoạt động lắp đặt mới công nghệ thân thiện môi trường có thể được hưởng hỗ trợ từ Quỹ BVMT Việt Nam.

Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF)


Quỹ Tín dụng xanh tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam trên 500 người có vốn pháp định trên 5 triệu đô la Mỹ. Các doanh nghiệp này, nếu có dự án Đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất mới hoặc thay thế dây chuyền đã có thì có thể nhận được hỗ trợ của Quỹ Tín dụng xanh, bao gồm nhận mức tín dụng từ 10.000 USD tới 1 triệu USD tại một trong 3 ngân hàng TECHCOMBANK, ACB, VIB. Tùy theo hiệu quả của dự án, doanh nghiệp có thể được tài trợ không hoàn lại 15% tổng vốn vay nếu giảm từ 30% -49% chất thải so với công nghệ cũ (hoặc 25% tổng vốn vay nếu giảm 50% chất thải so với công nghệ cũ, nhưng tối đa không quá 1 triệu USD); đồng thời doanh nghiệp còn được Bảo lãnh: 50% tổng giá trị yêu cầu thế chấp.

Tính đến giữa năm 2014, có trên 60 doanh nghiệp tại Việt Nam gửi hồ sơ tham gia chương trình hỗ trợ của GCTF, trong đó 40 hồ sơ đã đạt đủ các điều kiện sàng lọc ban đầu, 30 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và 12 dự án đã được ngân hàng giải ngân cho vay. Các dự án đã được cho vay bao gồm đầu tư máy ép nhựa tại công ty sản xuất nhựa, lò hơi và hệ tuyển nổi DAF tại công ty sản xuất giấy, dây chuyền vải không dệt…


Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam


Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam hỗ trợ mọi tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; có vốn đối ứng bằng 30% tổng chi phí đầu tư của dự án đối với các dự án trong lĩnh vực xử lý chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. Các dự án khả thi, hiệu quả có thể được cho vay với lãi suất ưu đãi: 3,6%/năm 2014, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư năm 2014 là 2,4%/năm, và thời gian cho vay từ 5 đến 7 năm.


Tính đến giữa năm, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã cam kết cho vay hơn 566 tỷ đồng với tổng số 113 dự án trải khắp 33 tỉnh, thành phố trong cả nước, tài trợ số tiền hơn 21 tỷ đồng, ký quỹ phục hồi môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đạt gần 25 tỷ đồng, thu lệ phí bán CERs hơn 31 tỷ đồng. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực xử lý chất thải của các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 45,14%, trong khi các dự án Triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng vẫn còn hạn chế, mới chỉ ở mức 4,26% với 17 dự án. Riêng năm 2012, Quỹ đã cho vay thêm 23 dự án và tài trợ 2 dự án.

 

Ngoài 2 quỹ kể trên còn có một số quỹ cũng hỗ trợ tài chính cho sản xuất sạch hơn và công nghệ sạch như: Quỹ Quay vòng kiểm soát ô nhiễm công nghiệp tại các DN TP.HCM (vốn vay tối đa 600.000 đô la Mỹ, lãi suất 4%/năm trong suốt thời gian vay), Quỹ Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp TP.HCM, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, Quỹ Bảo vệ môi trường ngành than và Quỹ bảo vệ môi trường các tỉnh…

Tên quỹ

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam

Quỹ Tín dụng xanh

Quỹ Xoay vòng

Phạm vi

Toàn quốc

Toàn quốc

Thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng hỗ trợ

Mọi tổ chức, cá nhân

· Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

· Vốn pháp định > 5 triệu USD

· Nhân sự > 500 người

· Vốn trong nước > 50%

· Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp


Lĩnh vực hỗ trợ tài chính cho hoạt động sản xuất công nghiệp

· Xử lý chất thải.

· Công nghệ thân thiện môi trường, SXSH.

· Giáo dục, truyền thông môi trường và phát triển bền vững

· Thiết bị, công nghệ sản xuất

· Công nghệ xử lý cuối đường ống

· Không hỗ trợ cho các sản phẩm hoặc dịch vụ về môi trường

· Giảm thiểu ô nhiễm – sản xuất sạch hơn.

· Không hỗ trợ các dự án chỉ xử lý chất ô nhiễm cuối quy trình sản xuất

Yêu cầu tài chính

· Nhà đầu tư phải có vốn đối ứng bằng 30% tổng chi phí đầu tư của dự án.

Vay tín dụng ở 1 trong 3 ngân hàng đối tác của Quỹ (TECHCOMBANK, ACB, VIB)

· Tổng tài sản có của chủ đầu tư phải gần so với số vốn vay

· 15% là vốn đối ứng của chủ đầu tư;

Tiêu chí lựa chọn

· Cơ sở hợp lý của dự án;

· Tính hiệu quả của dự án;

· Tính phù hợp của dự án;

· Tính lặp (nhân rộng) của dự án;

· Các đặc tính thân thiện môi trường của dự án;

· Khả năng hoàn trả tiền cho quỹ.

· Đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất mới hoặc thay thế dây chuyền đã có



· Công nghệ thiết bị mới phải giảm chất thải phát sinh từ 30% -50%.

· Ưu tiên cho những dự án có thể trở thành mô hình để nhân rộng

· Dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ, được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường chấp thuận;

Cơ chế hỗ trợ tài chính

· Cho vay với lãi suất ưu đãi: 50% lãi suất áp dụng của các tổ chức thương mại (hiện nay là 3,6%/năm).

· Hỗ trợ lãi suất vay: phù hợp khi phối hợp đồng tài trợ

· Tài trợ: Hoạt động đặc biệt

· Mức tín dụng từ 10.000 USD tới 1 triệu USD

· Tài trợ không hoàn lại (tối đa 1 triệu USD):

· 15% tổng vốn vay nếu giảm 30% chất thải so với công nghệ cũ

· 25% tổng vốn vay nếu giảm 50% chất thải so với công nghệ cũ

· Bảo lãnh: 50% tổng giá trị yêu cầu thế chấp

· Lãi suất vay: phụ thuộc vào chính sách của từng Ngân hàng (theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng)

· Vay tối đa: 600.000 USD

· Lãi suất ưu đãi: 4%/năm trong suốt thời gian vay

· Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.

Thời gian thẩm định

· 2 tháng

· Hội đồng quản lý quỹ thẩm định, gồm đại diện của các Bộ liên quan

· Dự án đơn giản: 3 tháng (2 tháng thẩm định kỹ thuật)

· Dự án phức tạp: 4.5 tháng (3.5 tháng thẩm định kỹ thuật)

· VNCPC và cơ quan đối tác Thụy sĩ thẩm định

· 1-2 tháng

· Sở tài nguyên và HIFU thẩm định

Thời gian hỗ trợ tài chính

· Thời hạn cho vay là 5 năm, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tới 7 năm.

· Vay tối đa 5 năm

· Thời hạn cho vay từ 3 đến 7 năm

· Thời gian ân hạn trả vốn không quá 1 năm

Đồng tài trợ




Minh Công