Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ bảy, 23/11/2024 | 01:13 GMT+7

Tin hoạt động

Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (2009 – 2014)

28/10/2014

Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 với mục tiêu “Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khoẻ con người và bảo đảm phát triển bền vững” trên quan điểm “Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế”.

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu, Chiến lược đã đưa ra một số chỉ tiêu chính và chia thành 2 giai đoạn thực hiện như được mô tả trong bảng 1.

Bảng 1. Chỉ tiêu của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020

Nội dung mục tiêu

Chỉ tiêu đến năm 2015

Chỉ tiêu đến năm 2020

% Cơ sở sản xuất nhận thức được lợi ích của SXSH

50

90

% cơ sở sản xuất áp dụng SXSH

25

50

% tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu đối với các cơ sở áp dụng

5-8%

8-13%

% Sở Công Thương có cán bộ đủ năng lực hướng dẫn SXSH

70

90

Văn bản Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp thực hiện như truyền thông, cơ chế chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, đầu tư và tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược, đặc biệt là để thực hiện năm đề án thành phần được phê duyệt về nguyên tắc cũng với Chiến lược:

· Đề án 1. Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

· Đề án 2. Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

· Đề án 3. Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

· Đề án 4: Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

· Đề án 5 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

Trong số 5 đề án, đề án từ 1-4 do Bộ Công Thương phối hợp với các bộ ngành, địa phương chủ trì thực hiện, Đề án 5 được giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ ngành và địa phương liên quan chủ trì thực hiện. Bộ Công Thương được giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược.

I. Tình hình tổ chức thực hiện và huy động kinh phí thực hiện

1 Thành lập ban điều hành và Văn phòng giúp việc

Ngay sau khi Chiến lược phê duyệt, Bộ Công Thương đã thành lập Ban điều hành và Văn phòng giúp việc Ban điều hành thực hiện Chiến lược tại các Quyết định số: 5435/QĐ-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Ban điều hành Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”; số 1481/QĐ-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều chỉnh nhân sự Ban điều hành và Văn phòng giúp việc thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 và số 6204/QĐ-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2012 về việc thay thế Trưởng ban điều hành thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.

2. Ban hành các văn bản hướng dẫn về nội dung, tài chính và quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược

Để có căn cứ hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện Chiến lược, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương đã xây dựng và trình ban hành Thông tư liên tịch số 221/TTLT-BTC-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2012 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020;

Bộ Công Thương chính thức phê duyệt nội dung các đề án thành phần của Chiến lược tại Quyết định số 4135/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Ngoài ra, để quản lý và hướng dẫn việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ thực hiện các Đề án thành phần của Chiến lược, Bộ Công Thương đã ban hành Quy chế quản lý thực hiện các nhiệm vụ thuộc các Đề án thành phần của Chiến lược tại Quyết định số 7619/QĐ-BCT ngày 26 tháng 8 năm 2014. Quy chế này hướng dẫn các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện các nhiệm vụ thực hiện Chiến lược về trình tự và các thủ tục liên quan tới quá trình đăng ký, triển khai, nghiệm thu đánh giá kế quả thực hiện của các nhiệm vụ.

Đây là những căn cứ quan trọng cho Bộ Công Thương, các tổ chức tham gia thực hiện Chiến lược cũng như các đơn vị có liên quan khác tổ chức việc triển khai Chiến lược một cách hiệu quả, đảm bảo đúng với các nội dung và mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược.

Ở cấp địa phương, để có căn cứ triển khai Chiến lược, căn cứ và các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Chiến lược cũng như yêu cầu thực tế tại địa phương, nhiều tỉnh/thành phố đã xây dựng và trình ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược ở cấp địa phương. Tính tới thời điểm hiện nay đã có 32 tỉnh/thành phố phê duyệt Kế hoạch này. Chi tiết danh sách các tỉnh/thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động SXSH tại Phụ lục I của Báo cáo.

3 Huy động kinh phí thực hiện

3.1 Vốn ODA

Trên quan điểm tận dụng tối đa các nguồn viện trợ, từ năm 2010, Bộ Công Thương đã huy động vốn thuộc Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược, đặc biệt trong năm 2011, mặc dù vốn của Hợp phần đã hết, Bộ Công Thương đã huy động thêm được 3.5 triệu DKK Đan Mạch (khoảng 10 tỷ đông) từ nguồn vốn chưa phân bổ của Chương trình Hợp tác phát triển Việt nam Đan Mạch về môi trường để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược

3.2 Vốn Ngân sách

a) Ngân sách Trung tương

Về ngân sách nhà nước, Bộ Công Thương đã bố trí kinh phí hoạt động cho Ban điều hành và Văn phòng giúp việc từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường (2010) và nguồn vốn sự nghiệp kinh tế năm 2011, 2012, 2013 và 2014 (cụ thể kinh phí tương ứng là: 1,19 tỷ, 2,5 tỷ, 1,3 tỷ, 2,5 tỷ và 1,9 tỷ đồng). Với nguồn kinh phí này, các hoạt động ưu tiên của Bộ Công Thương gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn; Tăng cường năng lực cho mạng lưới các đơn vị đầu mối về sản xuất sạch hơn; Duy trì các công cụ hỗ trợ kỹ thuật; Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất sạch hơn cho các ngành.

Về huy động kinh phí giai đoạn 2015 đến 2020: chủ yếu từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho thực hiện 05 đề án thành phần; huy động các nguồn chi thường xuyên, hợp tác quốc tế, nguồn doanh nghiệp để thực hiện các nội dung khác khác. Hiện nay, sau khi Thông tư liên tịch số 221/TTLT-BTC-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2012 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, đồng thời nội dung các Đề án thành phần thuộc Chiến lược đã được Bộ Công Thương chính thức phê duyệt tại Quyết định số 4135/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2013 là những căn cứ quan trọng để Chính phủ cân đối và phân bổ ngân sách thực hiện các nội dung của Chiến lược, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

b) Ngân sách địa phương

Về phía các địa phương, để triển khai các hoạt động thực hiện Chiến lược, các địa phương đã chủ động huy động từ nhiều nguồn ngân sách địa phương khác nhau như: từ Quỹ khuyến công địa phương, nguồn sự nghiệp môi trường, từ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả… Từ số liệu báo cáo của các tỉnh cho thấy, kinh phí cho hoạt động sản xuất sạch hơn liên tục tăng trong các năm, đặc biệt từ năm 2012, sau khi Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công ra đời, cho phép sử dụng quỹ khuyến công địa phương triển khai các hoạt động sản xuất sạch hơn thì nguồn kinh phí bổ sung thực hiện hoạt động này đã được tăng lên mức đáng kể.
Triệu đồng

Năm

Tổng

Khuyến công

SN môi trường

TKNL

Khác (*)

2012

3.554

1.056

696

175

1.628

2013

5.482

3.263

475

178

1.527

2014 (dự kiến)

8.035

3.598

1.472

0

2.916

Tổng

17.071

7.917

1172.472

353

6.071

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các địa phương

Ghi chú (*): Kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương nhưng không rõ/cụ thể từ nguồn nào.

3. Tình hình thực hiện các đề án thành phần

Đề án 1. Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

a, Xây dựng tài liệu hội thảo và tập huấn chuẩn

Để triển khai nội dung của Đề án này, nhằm hỗ trợ tích cực các đơn vị đầu mối về sản xuất sạch hơn tại các địa phương triển khai hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về sản xuất sạch hơn, từ năm 2010, Bộ Công Thương đã xây dựng bộ tài liệu tập huấn về sản xuất cho các 05 đối tượng là lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, chuyên viên cơ quan quản lý nhà nước, Lãnh đạo/chủ doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn sản xuất sạch hơn. Bộ tài liệu này gồm các tài liệu như: slice trình bày, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và tài liệu tham khảo. Liên tục trong các năm từ 2011 tới nay, bộ tài liệu này đã được sử dụng để tập huấn cho các đối tượng trên, trong quá trình, bộ tài liệu này cũng liên tục được chỉnh sửa, hoàn thiện. Bộ tài liệu này đã được đăng tải trên website chính thức của Chiến lược sản xuất sạch hơn http://www.sxsh.vn để tham khảo.

Ngoài tài liệu này, các hình thức đào tạo, tập huấn khác dưới dạng video hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các ngành đặc thù cũng được đăng tải trển trang web này.

b, Hội thảo, tập huấn phổ biến SXSH

Ngay khi Chiến lược được phê duyệt cuối năm 2009, bắt đầu từ năm 2010, với nguồn hỗ trợ tài chính từ Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Bộ Công Thương đã tiến hành mở rộng việc phổ biến sản xuất sạch hơn tại các tỉnh, thành trong cả nước thông qua Sở Công Thương/Trung tâm khuyến công và một số Hiệp hội công nghiệp.

Số lượng hội thảo, tập huấn do các Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công tổ chức và số lượng người tham dự cho năm 2010 và năm 2011 từ nguồn kinh phí tài trợ được thống kê tại bảng sau:

Bảng 2: Số lượng hội thảo tập huấn được các tỉnh tổ chức năm 2010 và 2011

Năm

Số lượng hoạt động

Số lượng người tham dự

Hội thảo