Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 08/11/2024 | 19:53 GMT+7

Tin hoạt động

Trình diễn mô hình kỹ thuật bóc vỏ nhân hạt điều trong dây chuyền sản xuất

17/10/2014

Ngày 15/8/2014, Trung tâm đã phối hợp với DNTN Thương mại Dịch vụ Mỹ Hoa, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng tổ chức hội nghị trình diễn nhằm giới thiệu và nhân rộng mô hình. Mô hình trình diễn kỹ thuật bóc vỏ lụa nhân hạt điều trong dây chuyền chế biến xuất khẩu. Với sự tham gia của các sở, ban ngành; phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị; các cơ quan thông tấn báo chí, các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong tỉnh.

Máy móc thiết bị được hỗ trợ để xây dựng mô hình, cụ thể như sau: Máy bóc vỏ lụa nhân hạt điều được sản xuất tại Việt Nam. Công suất 250 kg - 300 kg/h (khoảng 750 tấn nguyên liệu/năm). Tỷ lệ sạch nhân trắng nguyên: 70 - 85 % (sau 1 lần chạy máy). - Tỷ lệ bể trung bình: 6 - 12%. Kinh phí thực hiện Tổng kinh phí thực hiện đề án theo dự toán là: 6.082,835 triệu đồng. Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí của Doanh nghiệp: 5.832,835 triệu đồng. Kinh phí KCQG hỗ trợ: 250 triệu đồng.

Mục tiêu của đề án là tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sử dụng máy móc thay thế sức lao động của con người. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường hướng đến sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho doanh nghiệp chế biến điều trong tỉnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Giải quyết tình trạng thiếu lao động trong khâu chế biến điều vào mùa vụ. Thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp của tỉnh. Góp phần vào việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa máy móc vào phục vụ cho ngành chế biến điều. Khuyến khích các tổ chức cá nhân đổi mới máy móc thiết bị sản xuất trong ngành chế biến điều.

Trao đổi với ông Vũ Duy Khiên – Giám đốc Trung tân khuyến công cho biết: Sau khi đề án được triển khai sẽ tạo cho người lao động tại địa phương và các vùng lân cận có việc làm ổn định, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Là một mô hình tiên tiến gắn sản xuất thân thiện với môi trường. Đồng thời nhằm khuyến khích các cơ sở trong tỉnh mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, góp phần vào mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.