Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:17 GMT+7

Tin hoạt động

Cần cơ chế thúc đẩy đầu tư điện rác

27/04/2020

Inside a waste treatment plan. Photo source: VNA/VNS
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho biết lượng rác thải khổng lồ thải ra mỗi ngày là gánh nặng cho xử lý môi trường, nhưng lại là tiềm năng lớn cho việc sử dụng để sản xuất thành điện ở Việt Nam. Điện rác là một giải pháp năng lượng sạch có chi phí hợp lý và do đó, sẽ đóng góp cho việc bảo vệ môi trường, ông Ngãi nhấn mạnh. 
Một lượng lớn rác được thải ra hàng ngày tại Việt Nam nhưng ngành sản xuất điện rác vẫn chưa được chú trọng. 
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tại Việt Nam, mỗi ngày, rác thải sinh hoạt từ đô thị và nông thôn thải ra môi trường khoảng 70.000 tấn; riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thải ra mỗi ngày từ 7.000-8.000 tấn rác.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, hiện trên thế giới, công nghệ đốt chất thải đã ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Tại Việt Nam, thời gian gần đây cũng đã có nhiều dự án được thực hiện như điện rác Sóc Sơn, điện rác Phú Thọ, điện rác VIETSTAR, điện rác Thanh Hóa, điện rác Thái Bình, điện rác Hải Phòng, Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và y tế Thái Nguyên...
Ông Hoàng Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Nhiệt điện và Năng lượng mới thuộc Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) cho biết, trên thế giới có khoảng 1.000 lò đốt phát điện; trong đó châu Âu chiếm 38%, Nhật Bản chiếm 24%, Mỹ chiếm 19%, khu vực Đông Á chiếm 15%...
Công nghệ này cũng đang được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam rất quan tâm, đặc biệt là các thành phố lớn, nơi có quỹ đất hạn chế, tình trạng ô nhiễm rác thải rắn sinh hoạt.
Theo ông Chen Wei, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng Môi trường EB Cần Thơ, đơn vị quản lý vận hành Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ, sau một năm vận hành đốt rác và phát điện ổn định, nhà máy có thể xử lý 1,750,000 tấn rác tạo ra 53,2 triệu kWh điện. Mỗi ngày, nhà máy xử lý trung bình 400 tấn rác thải, 70% lượng rá của thành phố.
Theo Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị cho mục tiêu năng lượng dự kiến sẽ tăng lên 30% trong năm 2020 và xấp xỉ 70% vào năm 2030. Đến năm 2050, phần lớn chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được sử dụng cho mục đích sản xuất năng lượng.
Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, để xây dựng nhà máy xử lý rác phát điện với công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty PECC1, hiện đang thiếu các hướng dẫn cụ thể bổ sung cho các dự án điện-rác trong Chiến lược năng lượng chung gây khó khăn cho các nhà đầu tư vào mảng điện-rác và năng lượng sinh khối. 
Do đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và cơ chế thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, bao gồm giá mua điện và các tiêu chuẩn xử lý rác thải, mới có thể hấp dẫn các nhà đầu tư.