Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:39 GMT+7

Sản xuất bền vững

Tìm hướng đi phù hợp cho công tác khuyến công giai đoạn công nghiệp 4.0

02/08/2018

Chiều ngày 1/8, Sở Công Thương tỉnh Nghệ An  phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Cục CTĐP - Bộ Công Thương) đã tổ chức chương trình Hội nghị Khuyến công các tỉnh, Thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XIII năm 2018. 


Toàn cảnh hội nghị Khuyến công 28 tỉnh, thành phía Bắc

Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị, năm 2017 tổng kế hoạch kinh phí khuyến công của 20 tỉnh, thành phố phía Bắc là 128.925 triệu đồng, đạt 95,6% so với kế hoạch năm, tăng 4,5% so với tổng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2016. Trong năm 2018, nguồn kinh phí khuyến công phía Bắc là 130.005 triệu đồng, trong vòng 6 tháng đầu năm kinh phí toàn vùng đã thực hiện được 46.022 triệu đồng đạt 35,4% kế hoạch năm.
Công tác đào tạo nghề trong năm 2017 đã đào tạo cho 4.020 lao động với kinh phí thực hiện là 7.206 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018 đã tào tạo nghề cho 745 lao động, đạt 20,79% kế hoạch, với kinh phí là 1.082 triệu đồng. Cũng trong vòng 6 tháng đã tổ chức trình diễn được 08 mô hình trình diễn kỹ thuật; Chương trình phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu đã tổ chức 01 hội chợ, hỗ trợ 95 cơ sở CNNT tham gia, với kinh phí thực hiện được 5.896 triệu đồng, đạt 29% kế hoạch năm…
Đánh giá về kết quả hoạt động khuyến công của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc ông Nguyễn Hồng Phong- Phó cục Trưởng cục Công Thương Địa phương- cho rằng, công tác triển khai các nội dung hoạt động khuyến công của các tỉnh, thành phố phíaBắcđã ngày càng đa dạng và phong phú hơn; các hoạt động khuyến công đã bám sát mục tiêu, kế hoạch của Chương trình KCQG và KCĐP. Hoạt động khuyến công đã góp phần tích cực vào thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương và khu vực.
Các hoạt động quản lý Nhà nước về khuyến công cũng ngày càng được củng cố. Đa phần các tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ các hoạt động phát triển công nghiệp tại các địa phương. Hoạt động khuyến công đã bám sát mục tiêu, kế hoạch của chương trình khuyến công quốc gia cụ thể hóa bằng các dự án, đề án. Qua đó, góp phần tích cực trong triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết 19/NQ-CP hay Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu kết luận hội nghị

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, CTĐP cho rằng, các hoạt động khuyến công tại phía Bắc vẫn còn nhiều hạn chế như: công tác khảo sát xây dựng kế hoạch, đề xuất các đề án khuyến công và chất lượng đề án của một số địa phương còn hạn chế, chưa đa dạng, ít các đề án mang tính điển hình và tính lan tỏa chưa cao; Việc đăng kí và triển khai thực hiện các đề án chưa thực sự bám sát nhu cầu cơ sở CNNT, một số đề án tính khả thi chưa cao, tổ chức thực hiện và tạm ứng còn chậm so với tiến độ; Công tác thẩm định cấp cơ sở còn chưa tốt, mang tính thủ tục, không bám sát nội dung yêu cầu.
Một số tỉnh chưa xây dựng Quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tại địa phương; cơ sở vật chất làm việc và phương tiện ở một số Trung tâm còn thiếu; Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp của một số địa phương còn chưa được đẩy mạnh, nguồn thu thấp, số lượng dự án và doanh thu từ hoạt động tư vấn chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của các Trung tâm khuyến công…
Cục CTĐP cũng đề ra 08 giải pháp chính để hoàn thành kế hoạch năm 2018, trong đó cần tập trung thực hiện: Triểnkhai đồng bộ Chương trình hành động của ngành Công Thương với việc thựchiệnNghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ; Chương trình hành động của Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP tại Quyết định số 19- 2018/NQCP;Nghị quyết số 35/NQ-CP…
Chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất nhanh việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về hoạt động khuyên công đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tiễn; Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai đề án khuyến công, đảm bảo hoàn thành các đề án khuyến công được giao đúng tiến độ, sử dụng kinh phí đúng mục đích; Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến văn bản, quy định mới về công tác khuyến công để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công; Đổi mới đa dạng các hình thức thông tin tuyên truyển, cung cấp thông tin về công nghiệp, khuyến công…
Tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và liên kết giữa các vùng; Nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức của Trung tâm; Đẩy mạnh hoạt động tư vấn tạo nguồn thu và hỗ trợ thực hiện các hoạt động khuyến công; Việc xây dựng các chương trình, đề án khuyến công cần được tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế, quan tâm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm…
Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng phương thức hoạt động, chủ động tuyên truyền thông tin, đầy đủ kịp thời các cơ chế chính sách đến các cơ sở; tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành phố để trao đổi kinh nghiệm trong phát triển ngành và hoạt động khuyến công, phát huy lợi thế của cả vùng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An trao Bằng khen của Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến công.

Thông qua báo cáo, tại hội nghị, các đại biểu đã nghe ý kiến và thảo luận của các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình…đề ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác khuyến công những tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo, nhấn mạnh những giải pháp trong triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chủ động tham mưu, đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động khuyến công phù hợp với mỗi địa phương; thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đã chỉ ra một số vấn đề vừa là tồn tại và cũng là khó khăn, hạn chế trong hoạt động khuyến công của khu vực, cụ thể: "khu vực phía Bắc, địa bàn nông thôn nhất là vùng có điều kiện khó khăn chưa hấp dẫn với các nhà đầu tư để tham gia đầu tư vào sản xuất CNNT và phát triển các dịch vụ khuyến công. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác khuyến công, nhất là cán bộ chủ chốt thường xuyên biến động, luân chuyển, vì vậy việc bám sát địa bàn để xây dựng đề án chưa hiệu quả; công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công và các hoạt động khuyến công còn hạn chế, chưa được quan tâm.
Vai trò của khuyến công trong giai đoạn mới phải làm cái gì? trước thời đại 4.0 Trung tâm Khuyến công của các tỉnh đã chuẩn bị gì để đón đầu. Hình hài của Khuyến công thay đổi trong tương lai như thế nào? Toàn bộ tư duy, tập trung từ nguồn ngân sách, mới tìm cách để tiêu tiền, còn kiếm tiền chưa thấy đâu?
Khuyến công cũng tồn tại nhiều vấn đề, các sở ban ngành quan tâm, liên quan đến cụm công nghiệp, môi trường, tránh hệ luỵ lâu dài về tác hại của môi trường. Nhiệm vụ của các sở ở đâu trong vân đề môi trường? Vai trò của các sở Công Thương ở đâu? Hiện các doanh nghiệp đang rất thiếu thông tin trong khi công nghiệp nông thôn ở các tỉnh còn nhiều tiềm năng chưa khai phá. Cần phải lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, phải có nhiều cách làm phù hợp với xu thế hiện nay..."- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đã thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương trao tặng bằng khen Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho 13 cánhân và tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến công. Đồng thời, Ban tổ chức trao Cờ đơn vị đăng cai tổ chức hội nghị khuyến công các tỉnh, Thành phố khu vực phía Bắc năm 2019 cho Sở Công Thương tỉnh Hải phòng.
Theo Báo Công Thương