Ngày 20/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tin hoạt động

EU cập nhật điều kiện hưởng ưu đãi thuế GSP

18:57 - 03/10/2021
Cơ chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) giúp hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường EU. 
Các đề xuất mới nhằm đưa cơ chế GSP đến gần hơn với các quy tắc thương mại bền vững của khối EU trong bối cảnh Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực và được thay thế bởi Thỏa thuận Paris. 
Mới đây, Ủy ban châu Âu (EU) đã thay đổi một phần trong phiên bản cập nhật Cơ chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây là một công cụ đơn phương nhằm hỗ trợ thuế nhập khẩu các sản phẩm đến từ các quốc gia thu nhập thấp hoặc dễ bị tổn thương. Mục đích GSP giúp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững và sự tham gia của các nền kinh tế này trong thương mại toàn cầu. 
Theo ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên châu Âu phụ trách lĩnh vực thương mại cho biết mục đích của việc điều chỉnh nhằm đưa cơ chế GSP đến gần hơn với các quy tắc thương mại bền vững của liên minh. Đồng thời, bổ sung 6 công ước vào 27 công ước hiện tại mà các quốc gia phải thực hiện để được hưởng ưu đãi thương mại, thay thế Nghị định thư Kyoto bằng thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. 
Cụ thể, các đề xuất GSP mới bao gồm các nội dung bổ sung về môi trường và quản trị tốt. Thông qua việc đăng ký, tuân thủ các thỏa thuận khuyến khích phát triển bền vững và quản trị tốt (GSP+), các quốc gia sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan khi tiếp cận thị trường EU. 
Bên cạnh đó, các đề xuất mới cũng mở rộng danh sách các công ước quốc tế để củng cố các công cụ đảm bảo quyền của người khuyết tật và trẻ em. Đồng thời, thêm nội dung về quyền lao động, cụ thể là thanh tra lao động và đối thoại ba bên; thiết lập khuôn khổ rõ ràng cho những nước thụ hưởng GSP+ hiện tại trong việc thích nghi với các điều kiện mới và cung cấp một giai đoạn chuyển tiếp thích hợp. 
Theo nội dung GSP mới cập nhật, ngưỡng ưu đãi sản phẩm trong các ngành có tính cạnh tranh cao sẽ giảm xuống 10 điểm phần trăm để các nhà sản xuất nhỏ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn. Ngưỡng chung ưu đãi hiện tại được hạ xuống ở mức 47% (trước đây là 57%) và trong ngành dệt may là 37% (trước đây là 47,2%). 
Quy định mới được dự kiến áp dụng từ 1/1/2024 sau khi được Nghị viện và Hội đồng EU thông qua. 
Thanh Thanh t/h