Ngày 18/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tin hoạt động

Bắc Ninh: Giải pháp để phát triển làng nghề bền vững

00:00 - 26/09/2017
Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề Bắc Ninh hiện nay đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và sức khỏe con người không được đảm bảo. Cụ thể, 6 làng nghề được liệt kê trong danh sách ô nhiễm trầm trọng đó là: Làng nghề tái sản xuất giấy Phong Khê (TP. Bắc Ninh); làng bún Khắc Niệm (xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh); làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá (Yên Phong); làng nghề đúc đồng Đại Bái (Gia Bình); làng nghề tái chế thép Đa Hội (thị xã Từ Sơn); làng đúc đồng Quảng Bố (Lương Tài).
 
Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Những thay đổi này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá trình phát triển. Việc thúc đẩy làng nghề phát triển là điều cần thiết, là động lực quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tuy nhiên, để các làng nghề thực sự phát triển bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh cần tập trung giải quyết một số vấn đề:
 
Đối với các cấp chính quyền: 
 
• Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên… trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động, BVMT và chăm sóc sức khỏe cho chủ cơ sở sản xuất, người lao động và cộng đồng dân cư tại các làng nghề. 
• Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề; giám sát thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và xử lý các đối tượng vi phạm.
• Khuyến khích, tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính, tạo cơ hội cho các làng nghề chủ động tháo gỡ khó khăn trong BVMT; khuyến khích ứng dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất; cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải.
 
Đối với các làng nghề:
 
• Các làng nghề cần thay đổi nhận thức trong sản xuất, mục tiêu BVMT phải đặt song song cùng phát triển kinh tế. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài đồng thời chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất; công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành ; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tư, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Văn phòng CPSI