Ngày 06/05/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tin hoạt động

Thanh Hoá ban hành kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030

10:17 - 01/11/2023
Ngày 18/10/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3825/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2030.
Mục tiêu kế hoạch hướng đến là thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trọng tâm là cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu; phấn đấu sớm đưa Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc  theo mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kế hoạch cũng đã đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện đến năm 2030, trong đó với lĩnh vực Năng lượng: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai thực hiện một số nội dung trên địa bàn tỉnh (sau khi có hướng dẫn của Bộ Công Thương): Quy định, chế tài hằng năm đối với việc áp dụng tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các đơn vị sản xuất điện, phân phối điện phù hợp với mục tiêu giảm phát thải; Khung pháp lý, cơ chế quản lý vận hành thị trường điện phù hợp với bối cảnh tỷ trọng các nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong hệ thống tăng cao; Cơ chế pháp lý cung cấp năng lượng phù hợp; Quy định pháp lý nhằm đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng nhiên liệu xanh; Hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy định bắt buộc kèm theo chế tài về các định mức tiêu thụ năng lượng của các phân ngành kinh tế.
Bên cạnh đó, tham mưu tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tiến tới loại bỏ nhiệt điện than trước năm 2040; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Thông tư về việc áp dụng tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo cho các đơn vị sản xuất điện, phân phối điện phù hợp với mục tiêu giảm phát thải; Thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh; Triển khai các cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới (sau khi có hướng dẫn của Bộ Công Thương).
Chi tiết Quyết định số 3825/QĐ-UBND tại đây.
Kế hoạch đề ra 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đến năm 2030, gồm:
(1) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức;
(2) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn kết với các mục tiêu tăng trưởng xanh;
(3) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, việc làm xanh;
(4) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh;
(5) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo;
(6) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hội nhập và hợp tác quốc tế;
(7) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về bình đẳng trong chuyển đổi xanh;
(8) Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tăng cường trên một số ngành, lĩnh vực chủ yếu (Năng lượng, Công nghiệp, Giao thông vận tải và dịch vụ logistics, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quản lý chất thải, Quản lý chất lượng không khí, Quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất đai, đa dạng sinh học, Tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững, Y tế, Du lịch).
Khánh An