Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ năm, 19/09/2024 | 23:37 GMT+7

Kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp với trách nhiệm mở rộng: Hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn

06/04/2021

Quy định trách nhiệm mở rộng trong Luật Bảo vệ môi trường vừa có hiệu lực được kỳ vọng sẽ giúp từng bước hình thành ngành công nghiệp tái chế và là nền tảng quan trọng cho xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (hiệu lực từ ngày 1/1/2021) có nhiều cải cách, thay đổi lớn trong tiếp cận chính sách môi trường đặc biệt là quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về EPR quy định, nhà sản xuất có 2 trách nhiệm: Trách nhiệm tái chế chất thải và trách nhiệm xử lý chất thải.
Cụ thể, ERP yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm: Thu gom; tiền xử lý như phân loại, tháo dỡ hoặc khử ô nhiễm; (chuẩn bị cho) tái sử dụng; thu hồi (tái chế và thu hồi năng lượng) hoặc cuối cùng thải bỏ.

Doanh nghiệp, nhà sản xuất phải có trách nhiệm với chất thải rắn.
EPR là cách tiếp cận của chính sách môi trường, theo đó trách nhiệm của nhà sản xuất một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó.
EPR lần này được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy cải cách hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay, từng bước hình thành ngành công nghiệp tái chế và là nền tảng quan trọng cho xây dựng nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) ở Việt Nam.
Thực tế hiện nay, để khắc phục tình trạng thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang hướng đến phát triển KTTH. Từ đó giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Như vậy, EPR trở thành một công cụ chính sách thúc đẩy nền KTTH, được xem là một cách tiếp cận mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải và tăng cường tái chế, giúp Chính phủ đạt được mục tiêu về môi trường mà không cần tăng thuế hay phí môi trường.
Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập