Ngày 29/03/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Điển hình

Ngành điện miền Nam triển khai nhiều giải pháp sử dụng điện an toàn

14:29 - 04/12/2018
Theo thống kê, ở nước ta mỗi năm trung bình có khoảng hơn 250 người chết vì các tai nạn điện. Trung bình cứ khoảng 30 vụ tai nạn điện thì có ít nhất 1 người chết. Hầu hết các tai nạn điện xảy ra là do sự bất cẩn, chủ quan trong quá trình sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân. 
Theo Ban Kỹ thuật, An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), có nhiều nguyên nhân gây điện giật như ổ cắm, các đường dây câu nối…sử dụng lâu ngày, bị hở điện. Nhiều vụ tai nạn điện do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện hoặc bất cẩn trong quá trình tổ chức thi công như vi phạm hành lang an toàn lưới điện,...
Ảnh minh họa
Nhằm giảm thiểu số lượng tai nạn điện cũng như phòng tránh các tai nạn điện xảy ra, trong thời gian qua, EVN SPC đã tăng cường nhiều giải pháp sử dụng điện an toàn cho người dân và các cơ sở sản xuất. Theo đó, EVN SPC đã phối hợp với các địa phương xây dựng chương trình sử dụng điện an toàn, hiệu quả. Nhiều địa phương như Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Thuận… phấn đấu hàng năm giảm 10% các vụ tai nạn điện trong giai đoạn từ 2016-2020.
Một trong các giải pháp được EVN SPC tập trung là tăng cường kiểm tra khảo sát thực tế tình hình sử dụng điện để kịp thời phát hiện, hỗ trợ xử lý; thường xuyên kiểm tra hành lang lưới điện, phát hiện ngăn chặn ngay từ đầu các hành vi vi phạm; phát quang kịp thời không để cây xanh va quẹt vào lưới điện; kiểm tra và xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện…
Bên cạnh đó, ngành điện miền Nam cũng hỗ trợ, hướng dẫn người dân lắp đặt điện an toàn trong nhà và cho nhu cầu sản xuất; vận động các hộ gia đình lắp đặt thiết bị chống rò điện (ELCB). Đồng thời, đẩy nhanh hoàn tất xóa câu đuôi tại 21 tỉnh thành phía Nam vào năm 2020.
Ngoài những giải pháp trên, EVN SPC cũng chỉ đạo các điện lực địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các cơ sở sản xuất về sử dụng điện an toàn và hiệu quả thông qua việc phát hành Cẩm nang hướng dẫn xử lý vi phạm sử dụng điện; sổ tay hướng dẫn kiểm tra, xử lý vi phạm sử dụng điện… 
Các giải pháp được ngành điện miền Nam triển khai không chỉ giúp nâng cao trách nhiệm của nhân viên ngành điện đối với công tác an toàn mà còn xây dựng ý thức trong cộng đồng về an toàn điện, từ đó hạn chế các sự cố, tai nạn về điện xảy ra.
Văn phòng SXSH và SXTDBV tổng hợp