Công ty CP chè Long Phú: Ứng dụng máy móc trong chế biến chè xanh xuất khẩu
Thứ tư, 03/02/2016
Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc trong chế biến chè xanh xuất khẩu do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công ty Cổ phần chè Long Phú (Khu công nghiệp Bình An 2, TP. Tuyên Quang) triển khai đã đạt hiệu quả tốt. Đây là một trong những đề án điển hình được khuyến công Tuyên Quang tiếp tục nhân rộng.
Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc trong chế biến chè xanh xuất khẩu do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công ty Cổ phần chè Long Phú (Khu công nghiệp Bình An 2, TP. Tuyên Quang) triển khai đã đạt hiệu quả tốt. Đây là một trong những đề án điển hình được khuyến công Tuyên Quang tiếp tục nhân rộng.
Theo bà Ứng Thu Huyền- Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Tuyên Quang, chè là một trong những cây trồng trọng điểm, có tiềm năng thế mạnh của Tuyên Quang. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến chè trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, Khuyến công Tuyên Quang đã thực hiện nhiều đề án hỗ trợ. Trong đó, đề án hỗ trợ ứng dụng thiết bị máy móc trong chế biến chè xanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần chè Long Phú là một điển hình. Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, trung tâm đã hỗ trợ Long Phú 100 triệu đồng đầu tư máy sấy trong dây chuyền chế biến chè xanh.
Ông Đỗ Văn Nam- Giám đốc Công ty Cổ phần chè Long Phú - cho biết: Tuy nguồn vốn hỗ trợ của khuyến công không lớn nhưng có giá trị động viên, nhất là trong thời điểm doanh nghiệp mới đầu tư, hoạt động chưa ổn định.
Dây chuyền thiết bị mới đầu tư sau khi đưa vào sản xuất đã giúp năng suất lao động tăng lên 20%, sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp theo đó cũng tăng theo hàng năm (năm 2013 đạt 300.000 tấn; năm 2014 đạt 600.000 tấn; năm 2015 dự kiến đạt 700.000 tấn). Dây chuyền thiết bị mới cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm từ 15-20% nhiên liệu và phù hợp với mọi nguyên liệu đầu vào.
Long Phú hiện sản xuất khoảng 20 tấn chè tươi/ngày, đứng trong top đầu các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm còn xuất khẩu sang các nước khu vực Trung Đông. Năm 2015, Long Phú đạt khoảng 30 tỷ đồng doanh thu, trong đó khoảng 1 triệu USD đến từ xuất khẩu, còn lại từ thị trường nội địa. Công suất hiện tại của nhà máy cũng đảm bảo việc làm thường xuyên cho 50 công nhân với thu nhập bình quân từ 4-4,2 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho rất nhiều lao động trồng chè.
Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất, doanh nghiệp cũng ký hợp đồng thu mua chè tươi với hàng chục xã như: Đội Cấn và Thái Long (TP. Tuyên Quang), xã Đội Bình và Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) và thu mua chè tươi của các hộ dân xung quanh.
Ông Nam cũng cho hay, chè xanh của Long Phú hiện chủ yếu xuất khẩu sang Trung Đông, mức độ kiểm tra chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm không quá ngặt nghèo. Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khó tính hơn như: Nhật Bản, EU nhưng dây chuyền công nghệ hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, thời gian tới, Long Phú sẽ đầu tư thêm máy tách màu, đây là thiết bị rất hiện đại với hàng nghìn mắt thần phân tách mùn, cẫng chè với công suất 500kg/giờ. Hiện doanh nghiệp chưa có thiết bị này, phải đi thuê với chi phí khoảng 7 triệu đồng/lần tách màu.
Chè vốn là cây trồng thế mạnh, là cây thoát nghèo của Tuyên Quang. Những năm qua, tỉnh cũng dành nhiều ưu đãi phát triển giống chè mới PH1 thay cho giống chè trung du truyền thống năng suất và chất lượng thấp. Trên địa bàn tỉnh hiện cũng có khoảng 20 cơ sở sản xuất, chế biến chè với công suất từ 5-15 tấn chè tươi/ngày. Tuy nhiên, chỉ một số doanh nghiệp lớn đủ điều kiện đã được hưởng hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công như: Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm, Công ty Cổ phần chè Sông Lô, Công ty Cổ phần chè Tân Trào, Công ty Cổ phần chè Long Phú…
“Để tiếp tục hỗ trợ các cơ sở chế biến chè trên địa bàn cải thiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời nhân rộng những mô hình đạt hiệu quả cao, thời gian tới Khuyến công Tuyên Quang tăng cường công tác khảo sát, tìm kiếm đối tượng thụ hưởng và xây dựng những đề án phù hợp”- bà Huyền nhấn mạnh.
Ông Đỗ Văn Nam- Giám đốc Công ty Cổ phần chè Long Phú - cho biết: Tuy nguồn vốn hỗ trợ của khuyến công không lớn nhưng có giá trị động viên, nhất là trong thời điểm doanh nghiệp mới đầu tư, hoạt động chưa ổn định.
Dây chuyền thiết bị mới đầu tư sau khi đưa vào sản xuất đã giúp năng suất lao động tăng lên 20%, sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp theo đó cũng tăng theo hàng năm (năm 2013 đạt 300.000 tấn; năm 2014 đạt 600.000 tấn; năm 2015 dự kiến đạt 700.000 tấn). Dây chuyền thiết bị mới cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm từ 15-20% nhiên liệu và phù hợp với mọi nguyên liệu đầu vào.
Long Phú hiện sản xuất khoảng 20 tấn chè tươi/ngày, đứng trong top đầu các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm còn xuất khẩu sang các nước khu vực Trung Đông. Năm 2015, Long Phú đạt khoảng 30 tỷ đồng doanh thu, trong đó khoảng 1 triệu USD đến từ xuất khẩu, còn lại từ thị trường nội địa. Công suất hiện tại của nhà máy cũng đảm bảo việc làm thường xuyên cho 50 công nhân với thu nhập bình quân từ 4-4,2 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho rất nhiều lao động trồng chè.
Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất, doanh nghiệp cũng ký hợp đồng thu mua chè tươi với hàng chục xã như: Đội Cấn và Thái Long (TP. Tuyên Quang), xã Đội Bình và Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) và thu mua chè tươi của các hộ dân xung quanh.
Ông Nam cũng cho hay, chè xanh của Long Phú hiện chủ yếu xuất khẩu sang Trung Đông, mức độ kiểm tra chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm không quá ngặt nghèo. Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khó tính hơn như: Nhật Bản, EU nhưng dây chuyền công nghệ hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, thời gian tới, Long Phú sẽ đầu tư thêm máy tách màu, đây là thiết bị rất hiện đại với hàng nghìn mắt thần phân tách mùn, cẫng chè với công suất 500kg/giờ. Hiện doanh nghiệp chưa có thiết bị này, phải đi thuê với chi phí khoảng 7 triệu đồng/lần tách màu.
Chè vốn là cây trồng thế mạnh, là cây thoát nghèo của Tuyên Quang. Những năm qua, tỉnh cũng dành nhiều ưu đãi phát triển giống chè mới PH1 thay cho giống chè trung du truyền thống năng suất và chất lượng thấp. Trên địa bàn tỉnh hiện cũng có khoảng 20 cơ sở sản xuất, chế biến chè với công suất từ 5-15 tấn chè tươi/ngày. Tuy nhiên, chỉ một số doanh nghiệp lớn đủ điều kiện đã được hưởng hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công như: Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm, Công ty Cổ phần chè Sông Lô, Công ty Cổ phần chè Tân Trào, Công ty Cổ phần chè Long Phú…
“Để tiếp tục hỗ trợ các cơ sở chế biến chè trên địa bàn cải thiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời nhân rộng những mô hình đạt hiệu quả cao, thời gian tới Khuyến công Tuyên Quang tăng cường công tác khảo sát, tìm kiếm đối tượng thụ hưởng và xây dựng những đề án phù hợp”- bà Huyền nhấn mạnh.
Ông Đỗ Văn Nam - Giám đốc Công ty Cổ phần chè Long Phú: |