An Giang: Áp dụng SXSH cho doanh nghiệp chế biến nông thủy sản
Thứ sáu, 22/04/2011
An Giang là một trong những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc phát triển nông thủy sản. Với trên chục nhà máy đông lạnh thủy sản có mặt hàng chủ lực là các sản phẩm từ cá tra và cá basa và ba nhà máy chế biến nông sản với qui mô lớn, có thể nói, đây là một trong những ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm góp phần giải quyết nhiều việc làm và mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh.
An Giang là một trong những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc phát triển nông thủy sản. Với trên chục nhà máy đông lạnh thủy sản có mặt hàng chủ lực là các sản phẩm từ cá tra và cá basa và ba nhà máy chế biến nông sản với qui mô lớn, có thể nói, đây là một trong những ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm góp phần giải quyết nhiều việc làm và mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh.
Xuất phát từ chủ trương của UBND Tỉnh và Sở KHCN An Giang về thử nghiệm áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn (SXSH), nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đề tài "Áp dụng Các biện pháp SXSH cho doanh nghiệp chế biến nông sản (Nhà máy Rau quả Đông lạnh Bình Khánh) và doanh nghiệp chế biến thủy sản (Xí nghiệp Đông lạnh Thủy sản AFIEX) tỉnh An Giang" do KS. Nguyễn Thị Truyền (Viện Môi trường & Tài nguyên - Đại học quốc gia TP.HCM) làm chủ nhiệm đã được triển khai thực hiện và thu được những hiệu quả thực tế.
Nhóm thực hiện đề tài đã cùng Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX và Nhà máy Rau quả đông lạnh Bình Khánh thành lập đội SXSH, tổ chức đào tạo về phương pháp tiếp cận SXSH. Nhóm đã tiến hành: nối kết các bảng biểu để xây dựng bảng theo dõi số liệu tổng hợp (điện, nước, nguyên liệu và các định mức tiêu thụ có liên quan); phân tuyến, quan trắc và phân tích chất lượng nước thải theo các tuyến; đo các thông số liên quan đến kiểm toán năng lượng; thiết lập sơ đồ dòng và cân bằng vật chất và năng lượng; phân tích các nguyên nhân gây dòng thải và thất thoát năng lượng; đề xuất các giải pháp SXSH; phân tích tính khả thi các giải pháp lớn về các mặt môi trường, kinh tế và kỹ thuật; sàng lọc, phân loại, lên kế hoạch thực hiện các giải pháp; giám sát thực hiện các nhóm giải pháp không tốn chi phí, hoặc có chi phí thấp; lên kế hoạch thực hiện các giải pháp cần đầu tư lớn. Một số giải pháp SXSH đã được triển khai, bao gồm: Khảo sát, lấy thông tin nhanh về hiện trạng sử dụng nước và năng lượng ; Lắp đặt đồng hồ nước theo dõi nước dùng; Lắp đặt đồng hồ điện theo dõi ở những thiết bị cần kiểm toán; Thiết lập các bảng biểu theo dõi sản xuất và phân công người theo dõi...
Kết quả áp dụng SXSH vào nhà máy Rau quả đông lạnh Bình Khánh cho thấy: Giảm thải bỏ chất thải rắn: 20 - 30 tấn/ngày; Nếu đưa dây chuyền tận thu nước ép khóm thành sản phẩm nước uống có gas hoặc sirop vào họat động sẽ giảm thải khoảng 7 - 10m3 nước ép khóm/ngày (hiện là nước thải có tải lượng ô nhiễm cao); Giảm nước thải sản xuất ước tính khoảng hơn 35 m3/ngày; Giảm tiêu thụ điện, ước tính khoảng 10%; Giảm tiêu thụ nước 30%; Giảm khí thải nhà kính hơn 72 tấn khí CO2/năm do tiết kiệm điện; Giảm khí ô nhiễm SO2, NOx, CO, do giảm đốt dầu FO; Giảm tải lượng ô nhiễm môi trường do việc giảm tiêu thụ nước và thu gom chất thải rắn hiệu quả hơn. Ngoài ra, sau khi áp dụng SXSH các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất của nhà máy đã có mối liên hệ chặt chẽ hơn trong các hoạt động: chia sẻ thông tin sản xuất, phối hợp thực hiện những phương thức sản xuất mới, cùng giải quyết những vấn đề chung... Sự gắn kết này là điều kiện cần thiết để duy trì chương trình hoạt động SXSH tiếp theo.
Kết quả áp dụng SXSH tại Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX cho thấy, với các giải pháp giảm tiêu thụ nước đã giúp giảm đáng kể lưu lượng của dòng thải cần xử lý, có thể giảm được 254 m3/ngày. Trong khi đó, chi phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế 300 m3/ngày đêm có thể đạt mức 800 triệu đồng. Chính vì thế, nếu các đơn vị chế biến thủy sản đông lạnh được đánh giá SXSH tốt ngay từ giai đoạn hình thành, xây dựng có thể giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Về môi trường và xã hội, SXSH không những giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước đáng kể mà còn làm giảm tải lượng chất ô gây nhiễm đến môi trường nước mặt giảm tải lượng SS (chất rắn lơ lửng) từ nước bùn thải của hệ thống xử lý nước cấp khoảng 25.110 tấn/năm và giảm lưu lượng nước có nhiệt độ cao (40 - 42 độ C) thải vào môi trường nước mặt khoảng 30.000 m3/năm. Với SXSH, chỉ cần đầu tư một khoản kinh phí rất ít để thiết lập hệ thống kiểm soát sản xuất thì không những giúp công tác quản lý năng lượng được hiệu quả hơn mà còn giúp tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn từ việc tiết kiệm năng lượng, khoảng 334,6 triệu đồng/năm.
Nhóm thực hiện đề tài đã cùng Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX và Nhà máy Rau quả đông lạnh Bình Khánh thành lập đội SXSH, tổ chức đào tạo về phương pháp tiếp cận SXSH. Nhóm đã tiến hành: nối kết các bảng biểu để xây dựng bảng theo dõi số liệu tổng hợp (điện, nước, nguyên liệu và các định mức tiêu thụ có liên quan); phân tuyến, quan trắc và phân tích chất lượng nước thải theo các tuyến; đo các thông số liên quan đến kiểm toán năng lượng; thiết lập sơ đồ dòng và cân bằng vật chất và năng lượng; phân tích các nguyên nhân gây dòng thải và thất thoát năng lượng; đề xuất các giải pháp SXSH; phân tích tính khả thi các giải pháp lớn về các mặt môi trường, kinh tế và kỹ thuật; sàng lọc, phân loại, lên kế hoạch thực hiện các giải pháp; giám sát thực hiện các nhóm giải pháp không tốn chi phí, hoặc có chi phí thấp; lên kế hoạch thực hiện các giải pháp cần đầu tư lớn. Một số giải pháp SXSH đã được triển khai, bao gồm: Khảo sát, lấy thông tin nhanh về hiện trạng sử dụng nước và năng lượng ; Lắp đặt đồng hồ nước theo dõi nước dùng; Lắp đặt đồng hồ điện theo dõi ở những thiết bị cần kiểm toán; Thiết lập các bảng biểu theo dõi sản xuất và phân công người theo dõi...
Kết quả áp dụng SXSH vào nhà máy Rau quả đông lạnh Bình Khánh cho thấy: Giảm thải bỏ chất thải rắn: 20 - 30 tấn/ngày; Nếu đưa dây chuyền tận thu nước ép khóm thành sản phẩm nước uống có gas hoặc sirop vào họat động sẽ giảm thải khoảng 7 - 10m3 nước ép khóm/ngày (hiện là nước thải có tải lượng ô nhiễm cao); Giảm nước thải sản xuất ước tính khoảng hơn 35 m3/ngày; Giảm tiêu thụ điện, ước tính khoảng 10%; Giảm tiêu thụ nước 30%; Giảm khí thải nhà kính hơn 72 tấn khí CO2/năm do tiết kiệm điện; Giảm khí ô nhiễm SO2, NOx, CO, do giảm đốt dầu FO; Giảm tải lượng ô nhiễm môi trường do việc giảm tiêu thụ nước và thu gom chất thải rắn hiệu quả hơn. Ngoài ra, sau khi áp dụng SXSH các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất của nhà máy đã có mối liên hệ chặt chẽ hơn trong các hoạt động: chia sẻ thông tin sản xuất, phối hợp thực hiện những phương thức sản xuất mới, cùng giải quyết những vấn đề chung... Sự gắn kết này là điều kiện cần thiết để duy trì chương trình hoạt động SXSH tiếp theo.
Kết quả áp dụng SXSH tại Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX cho thấy, với các giải pháp giảm tiêu thụ nước đã giúp giảm đáng kể lưu lượng của dòng thải cần xử lý, có thể giảm được 254 m3/ngày. Trong khi đó, chi phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế 300 m3/ngày đêm có thể đạt mức 800 triệu đồng. Chính vì thế, nếu các đơn vị chế biến thủy sản đông lạnh được đánh giá SXSH tốt ngay từ giai đoạn hình thành, xây dựng có thể giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Về môi trường và xã hội, SXSH không những giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước đáng kể mà còn làm giảm tải lượng chất ô gây nhiễm đến môi trường nước mặt giảm tải lượng SS (chất rắn lơ lửng) từ nước bùn thải của hệ thống xử lý nước cấp khoảng 25.110 tấn/năm và giảm lưu lượng nước có nhiệt độ cao (40 - 42 độ C) thải vào môi trường nước mặt khoảng 30.000 m3/năm. Với SXSH, chỉ cần đầu tư một khoản kinh phí rất ít để thiết lập hệ thống kiểm soát sản xuất thì không những giúp công tác quản lý năng lượng được hiệu quả hơn mà còn giúp tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn từ việc tiết kiệm năng lượng, khoảng 334,6 triệu đồng/năm.