2 doanh nghiệp gốm Kim Lan nhận vốn vay chuyển đổi công nghệ lò nung
Thứ ba, 29/12/2015
Để tạo ra một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng cần phải trải qua nhiều công đoạn như nghiền đất, phối liệu gốm sứ, tạo hình, sấy, tráng men và nung. Trong đó, nung chiếm đến 90% tổng năng lượng của quá trình sản xuất.
Để tạo ra một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng cần phải trải qua nhiều công đoạn như nghiền đất, phối liệu gốm sứ, tạo hình, sấy, tráng men và nung. Trong đó, nung chiếm đến 90% tổng năng lượng của quá trình sản xuất.
Tại làng gốm Kim Lan, các hộ làm nghề chủ yếu sử dụng 3 loại năng lượng chính gồm điện, than và củi. Than chiếm đến hơn 97% năng lượng tiêu thụ, được sử dụng vào các công đoạn như nung, sấy.
Kiểm toán năng lượng tiến hành tại các sơ sở tham gia thí điểm chuyển đổi lò nung gas (có mức tiêu thụ than trên 150 tấn/ năm) cho thấy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được từ 100-180 triệu đồng/năm.
Dự án chuyển hóa cacbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành sản xuất gạch, gốm sứ, chế biến thực phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh sản xuất sạch và bền vững. Với ngành gốm sứ, dự án bước đầu triển khai tại làng nghề truyền thống Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Trong khuôn khổ dự án, sau quá trình xét tuyển chọn, 2 hộ kinh doanh đã được lựa chọn cho vay thực hiện chuyển đổi từ lò nung gốm truyền thống bằng than sang lò nung gốm bằng LPG. Cụ thể, hộ kinh doanh Vũ Văn Hưng (Thôn 2) được hỗ trợ cho vay 235 triệu đồng. Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lan (Xóm 7, thôn Tiền Phong) được hỗ trợ cho vay 220 triệu đồng. Đây là 2 doanh nghiệp đầu tiên được nhận vốn vay từ dự án.
Bà Nguyễn Thị Luyến, chủ hộ sản xuất gốm sứ tại Kim Lan cho biết “Hộ sản xuất chúng tôi đã đợi chuyển đổi này đã lâu. Đến bây giờ, chúng tôi mới thực hiện thành công việc chuyển đổi sang sử dụng lò gốm sứ hiện đại. Việc chuyển sang này đã đem lại lợi ích là giảm ô nhiễm. Thành phẩm sản xuất từ lò gốm sứ hiện đại đạt chất lượng tốt hơn so với thành phẩm của lò hộp.”
Chuyển đổi công nghệ mới trong sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn giảm thiểu những tác động đến môi trường. Nhân rộng mô hình chuyển đổi sang lò nung gas, có thể là hướng đi đúng đắn, giúp gốm Kim Lan tăng tính cạnh tranh và tìm lại chỗ đứng trên thị trường.
Kiểm toán năng lượng tiến hành tại các sơ sở tham gia thí điểm chuyển đổi lò nung gas (có mức tiêu thụ than trên 150 tấn/ năm) cho thấy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được từ 100-180 triệu đồng/năm.
Dự án chuyển hóa cacbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành sản xuất gạch, gốm sứ, chế biến thực phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh sản xuất sạch và bền vững. Với ngành gốm sứ, dự án bước đầu triển khai tại làng nghề truyền thống Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Trong khuôn khổ dự án, sau quá trình xét tuyển chọn, 2 hộ kinh doanh đã được lựa chọn cho vay thực hiện chuyển đổi từ lò nung gốm truyền thống bằng than sang lò nung gốm bằng LPG. Cụ thể, hộ kinh doanh Vũ Văn Hưng (Thôn 2) được hỗ trợ cho vay 235 triệu đồng. Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lan (Xóm 7, thôn Tiền Phong) được hỗ trợ cho vay 220 triệu đồng. Đây là 2 doanh nghiệp đầu tiên được nhận vốn vay từ dự án.
Bà Nguyễn Thị Luyến, chủ hộ sản xuất gốm sứ tại Kim Lan cho biết “Hộ sản xuất chúng tôi đã đợi chuyển đổi này đã lâu. Đến bây giờ, chúng tôi mới thực hiện thành công việc chuyển đổi sang sử dụng lò gốm sứ hiện đại. Việc chuyển sang này đã đem lại lợi ích là giảm ô nhiễm. Thành phẩm sản xuất từ lò gốm sứ hiện đại đạt chất lượng tốt hơn so với thành phẩm của lò hộp.”
Chuyển đổi công nghệ mới trong sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn giảm thiểu những tác động đến môi trường. Nhân rộng mô hình chuyển đổi sang lò nung gas, có thể là hướng đi đúng đắn, giúp gốm Kim Lan tăng tính cạnh tranh và tìm lại chỗ đứng trên thị trường.