Lợi ích kép từ sản xuất sạch hơn
Thứ ba, 01/12/2015
Sản xuất sạch và bền vững mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) khi giúp DN tiết kiệm nguyên nhiên liệu sản xuất, thực hiện trách nhiệm với môi trường sống của cộng đồng, nâng cao uy tín và thương hiệu.
Sản xuất sạch và bền vững mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) khi giúp DN tiết kiệm nguyên nhiên liệu sản xuất, thực hiện trách nhiệm với môi trường sống của cộng đồng, nâng cao uy tín và thương hiệu.
Theo Phó giáo sư Trần Văn Nhân - Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, hiện nay, phát triển kinh tế ở Việt Nam dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững mặc dù có chủ trương lớn nhưng chưa được thực hiện triệt để. Xu thế phát triển xanh trên thế giới đã mở ra cơ hội cho Việt Nam có thể ‘đón đầu’ đi thẳng vào phát triển kinh tế xanh song cũng tạo ra thách thức ‘tụt hậu’ xa hơn nếu không nắm bắt được cơ hội. Tuy nhiên lợi ích mang lại cũng rất lớn nếu DN chủ động áp dụng các giải pháp hướng đến phát triển xanh, sản xuất sạch.
Ông Thái Doãn Thất - Phó giám đốc Công ty Dệt may 7 - Quân khu 7 cho biết, không chỉ đầu tư, cải thiện trang thiết bị sản xuất theo hướng công nghệ sạch mà đơn vị còn tăng cường sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường. Theo đó, công ty đã chuyển đổi nhiên liệu đốt từ than sang sử dụng các phế phẩm trong sản xuất nông lâm nghiệp (củi, trấu). Đồng thời, các máy móc được đầu tư đã phát huy hiệu quả tăng năng suất lao động 1,5 lần. Các máy nhuộm có dung tích nhuộm nhỏ để giảm tiêu hao nước, hóa chất nhiên liệu và thời gian; nhà xưởng được thiết kế để tận dụng ánh sáng tự nhiên, hạn chế sử dụng điện. Đặc biệt, công ty sử dụng loại vải không chứa các chất độc hại, không gây kích ứng da cho người tiêu dùng. Đây cũng là lý do giúp DN ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và trên thế giới.
Công ty CP Thương mại Hương Giang (Khu công nghiệp An Xá - Nam Định) đã xây dựng và thực hiện quy trình chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao với hệ thống kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra với công suất đạt 4,3-4,5 tấn/gạo/giờ. Lượng trấu phế thải được chế biến thành chất phụ gia để sản xuất thức ăn gia súc. Nhờ áp dụng thiết bị hiện đại, giảm thất thoát hao phí trong khâu vận hành, nâng cao năng suất chất lượng gạo nên doanh thu của công ty thường đạt 100 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 60-70 lao động.
Công ty TNHH Thịnh Long (Hải Hậu - Nam Định) đã thay thế lò hấp sấy thủ công bằng dây chuyền hấp sấy hiện đại, sử dụng nồi hơi áp suất cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường….
Lợi ích do sản xuất sạch hơn mang lại là rất lớn. Theo Phó giáo sư Trần Văn Nhân, lợi ích lớn nhất là giá thành sản phẩm giảm nhờ nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng các nguồn lực; giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nước và năng lượng đầu vào; tận dụng được các sản phẩm phụ. Đặc biệt là DN giảm được các chi phí liên quan đến thu gom và xử lý chất thải do giảm lượng chất thải phát sinh vì DN đã áp dụng các giải pháp kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, đó là chưa kể đến các vấn đề pháp lý về môi trường cũng được DN thực hiện tốt. Như vậy lợi ích kinh tế - môi trường và xã hội được đảm bảo, đồng thời hình ảnh của DN cũng được nâng lên.
Ông Thái Doãn Thất - Phó giám đốc Công ty Dệt may 7 - Quân khu 7 cho biết, không chỉ đầu tư, cải thiện trang thiết bị sản xuất theo hướng công nghệ sạch mà đơn vị còn tăng cường sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường. Theo đó, công ty đã chuyển đổi nhiên liệu đốt từ than sang sử dụng các phế phẩm trong sản xuất nông lâm nghiệp (củi, trấu). Đồng thời, các máy móc được đầu tư đã phát huy hiệu quả tăng năng suất lao động 1,5 lần. Các máy nhuộm có dung tích nhuộm nhỏ để giảm tiêu hao nước, hóa chất nhiên liệu và thời gian; nhà xưởng được thiết kế để tận dụng ánh sáng tự nhiên, hạn chế sử dụng điện. Đặc biệt, công ty sử dụng loại vải không chứa các chất độc hại, không gây kích ứng da cho người tiêu dùng. Đây cũng là lý do giúp DN ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và trên thế giới.
Công ty CP Thương mại Hương Giang (Khu công nghiệp An Xá - Nam Định) đã xây dựng và thực hiện quy trình chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao với hệ thống kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra với công suất đạt 4,3-4,5 tấn/gạo/giờ. Lượng trấu phế thải được chế biến thành chất phụ gia để sản xuất thức ăn gia súc. Nhờ áp dụng thiết bị hiện đại, giảm thất thoát hao phí trong khâu vận hành, nâng cao năng suất chất lượng gạo nên doanh thu của công ty thường đạt 100 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 60-70 lao động.
Công ty TNHH Thịnh Long (Hải Hậu - Nam Định) đã thay thế lò hấp sấy thủ công bằng dây chuyền hấp sấy hiện đại, sử dụng nồi hơi áp suất cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường….
Lợi ích do sản xuất sạch hơn mang lại là rất lớn. Theo Phó giáo sư Trần Văn Nhân, lợi ích lớn nhất là giá thành sản phẩm giảm nhờ nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng các nguồn lực; giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nước và năng lượng đầu vào; tận dụng được các sản phẩm phụ. Đặc biệt là DN giảm được các chi phí liên quan đến thu gom và xử lý chất thải do giảm lượng chất thải phát sinh vì DN đã áp dụng các giải pháp kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, đó là chưa kể đến các vấn đề pháp lý về môi trường cũng được DN thực hiện tốt. Như vậy lợi ích kinh tế - môi trường và xã hội được đảm bảo, đồng thời hình ảnh của DN cũng được nâng lên.