Thái Nguyên: Áp dụng SXSH tại Cty Phụ tùng Ô tô Sông Công
Thứ năm, 21/04/2011
Công ty TNHH MTV Phụ tùng Ô tô Sông Công là một doanh nghiệp nhỏ với tổng số cán bộ quản lý và công nhân là 24 người. Mặc dù vậy, Giám đốc doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến sự phát triển bền vững thông qua tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn (SXSH) đem lại môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên, cũng như hạn chế các tác động xấu của quá trình sản xuất đối với môi trường tự nhiên bên ngoài
Công ty TNHH MTV Phụ tùng Ô tô Sông Công là một doanh nghiệp nhỏ với tổng số cán bộ quản lý và công nhân là 24 người. Mặc dù vậy, Giám đốc doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến sự phát triển bền vững thông qua tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn (SXSH) đem lại môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên, cũng như hạn chế các tác động xấu của quá trình sản xuất đối với môi trường tự nhiên bên ngoài
Được tham gia dự án sản xuất sạch hơn (SXSH) trong khuôn khổ Hợp phần SXSH của Bộ Công Thương (CPI) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, Công ty đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật rất tích cực của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên. Đội SXSH của Công ty được thành lập và do Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo chung. Trong đợt khảo sát đầu tiên diễn ra vào tháng 10/2010 khi Công ty chỉ sản xuất 01 ca trong ngày và 06 ngày trong tuần.
Với mỗi loại sản phẩm thì có quá trình gia công khác nhau về số lượng nguyên công cũng như độ khó, tinh vi. Đối với sản phẩm là bi đúc, sau khi làm nguội chỉ cần gọt ba via là xong, trong khi đó để tạo ra một quả piston cần thêm nhiều nguyên công như tiện, mài ngoài, khôn lỗ, bào, mài tinh, khôn lỗ tinh.
Đội trưởng Đội SXSH của Công ty, ông Lương Văn Bình cho biết: Trong quá trình sản xuất, có rất nhiều nguồn phát sinh chất thải. Đó là nước thải sinh hoạt; hơi nước từ làm mát lò điện; chất thải rắn (chất thải nguy hại) từ đồ bảo hộ, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn; khí thải CO, CO2 từ quá trình đúc; xỉ đúc trong quá trình nấu chảy gang thép; phế đúc rơi vãi trong quá trình xe ra vào lấy hàng, vận chuyển nguyên liệu; tiếng ồn do chạy máy tiện, mài, doa, khôn lỗ; và các mảnh cắt, phoi sắt thép rơi vãi trong quá trình gia công cơ khí. Thực tế tại khu vực luyện gang, nhiệt độ không khí tại khu vực này tăng cao khi sản phẩm ra lò. Ngoài ra, dòng hơi làm mát thoát ra ngoài cũng làm nhiệt độ môi trường cục bộ khu vực lân cận tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, về phần ô nhiễm nhiệt, hiện chưa có giá trị đo đạc, thống kê cụ thể.
Lò điện nấu gang 700 kg một mẻ
Ông Bình cho biết thêm, sau khi tiến hành định giá dòng thải chính và khả năng tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, Đội SXSH đã tiến hành khảo sát tiêu thụ năng lượng của Công ty. Kết quả cho thấy, Công ty có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn như điện tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng nhà xưởng có thể giảm bằng cách thay các loại bóng đèn tiết kiệm điện, lắp tấm lợp trong hứng sáng trên mái nhà xưởng; làm kín các các bể chứa nước làm mát tránh bốc hơi; bảo dưỡng định kỳ hoặc thay mới các động cơ gia công cơ khí, tuyển chọn và làm sạch hơn nguyên liệu luyện gang…
Ông Vũ Ngọc Châu - Giám đốc Công ty rất ủng hộ những việc làm của Đội SXSH. Từ những phân tích, đánh giá rất cụ thể và chi tiết về các nguyên nhân gây thất thoát năng lượng và nguyên vật liệu sản xuất, Đội SXSH đã đề xuất với Công ty những giải pháp SXSH cần áp dụng để giảm chi phí sản xuất. Từ đây, đội ngũ lãnh đạo Công ty do ông chỉ đạo chung đã cùng xem xét, phân tích, đánh giá lại để phân loại, quyết định những giải pháp nào sẽ được thực hiện ngay, những giải pháp nào cần chờ đầu tư sau và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người trong đội SXSH.
Cuối cùng, Công ty đã quyết định triển khai ngay các biện pháp: Bảo dưỡng hệ thống đường ống, bơm van thường xuyên; làm sạch hơn nguyên liệu đầu vào; phân loại và sắp xếp gọn gàng nguyên liệu; nâng cao ý thức của công nhân; ký hợp đồng với công ty TNHH MTV môi trường và đô thị Thái Nguyên thu gom xử lý chất thải; thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact huỳnh quang; nâng cao ý thức cán bộ, công nhân viên chỉ sử dụng điện khi cần thiết; lắp tấm lợp trong trên mái nhà xưởng; làm sạch hơn nguyên liệu đầu vào; cân chính xác mỗi mẻ nấu luyện; khuấy thép đều trong quá trình luyện; đảm bảo thép đủ nóng đến cuối quá trình đúc; mua nhiệt kế theo dõi nhiệt độ rót thép; định kỳ bảo dưỡng máy công cụ hàng tuần; thay thế một vài động cơ quá cũ bằng động cơ mới.
Chi phí thực tế cho các giải pháp này hết xấp xỉ 43 triệu đồng, trong đó có những giải pháp phải chi tiếp theo định kỳ tuần, tháng như định kỳ bảo dưỡng máy công cụ; bảo dưỡng hệ thống đường ống, bơm van; thu gom xử lý chất thải, nhưng có những giải pháp đầu tư rồi là sử dụng được lâu dài nhiều năm sau mới phải đầu tư lại như lắp tấm lợp trong trên mái nhà xưởng; mua nhiệt kế theo dõi nhiệt độ rót thép; thay thế một vài động cơ quá cũ bằng động cơ mới…
Sau khi áp dụng các giải pháp SXSH, Công ty đã tiến hành đo đạc lại và nhận thấy, thất thoát nước tuần hoàn đã giảm, đảm bảo an toàn lúc nấu; giảm bụi thải, khí thải nấu luyện, chất lượng sản phẩm tăng; ánh sáng nhà xưởng tốt hơn; giảm phế đúc phải nấu lại; đặc biệt là điện năng tiêu thụ của tất cả các khâu đều giảm, góp phần giảm đáng kể chi phí đầu vào. Công ty đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện các giải pháp SXSH, siết chặt quản lý để giảm được 10% nước tiêu thụ làm mát, 10% điện năng tiêu thụ.
Kế hoạch trong năm 2011, Công ty sẽ tiếp tục quan trắc 02 lần vào tháng 2 và tháng 10, trong đó nước thải 02 mẫu; không khí 05 mẫu; nước ngầm 03 mẫu; nước mặt 02 mẫu và tiếp tục triển khai các giải pháp SXSH ở cấp độ cao hơn trong giai đoạn 2. Đây là những giải pháp đòi hỏi mức độ đầu tư cao hơn, do đó, chúng tôi rất cần CPI tiếp tục hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật để dự án đạt kết quả cao hơn trong giai đoạn tiếp theo – Giám đốc Châu chia sẻ.
Hy vọng rằng, với những kế hoạch cụ thể, quyết tâm cao và sự hỗ trợ tích cực của Hợp phần CPI, sự tư vấn giúp đỡ của Sở Công Thương Thái Nguyên và Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Phụ tùng Ô tô Sông Công sẽ thực hiện tốt các giải pháp SXSH, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, vì sức khỏe của cộng đồng xã hộ./.
Do đặc thù là đơn vị sản xuất phụ tùng cơ khí, nên các sản phẩm chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và không thường xuyên, gồm: Piston, xi lanh (không nhiều) và bi nghiền đúc cung cấp cho các nhà máy xi măng. Trong một dòng sản phẩm như xi lanh lại có rất nhiều loại với dung tích khác nhau như 2000cc, 2200cc, 2500cc, 3000cc, 3600cc. Tương ứng với các loại xi lanh này là piston cùng kích cỡ phù hợp. Dòng sản phẩm bi đúc cho công nghiệp xi măng dùng trong các lô nghiền có kích thước D450, D500, D550, D600.
Với mỗi loại sản phẩm thì có quá trình gia công khác nhau về số lượng nguyên công cũng như độ khó, tinh vi. Đối với sản phẩm là bi đúc, sau khi làm nguội chỉ cần gọt ba via là xong, trong khi đó để tạo ra một quả piston cần thêm nhiều nguyên công như tiện, mài ngoài, khôn lỗ, bào, mài tinh, khôn lỗ tinh.
Đội trưởng Đội SXSH của Công ty, ông Lương Văn Bình cho biết: Trong quá trình sản xuất, có rất nhiều nguồn phát sinh chất thải. Đó là nước thải sinh hoạt; hơi nước từ làm mát lò điện; chất thải rắn (chất thải nguy hại) từ đồ bảo hộ, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn; khí thải CO, CO2 từ quá trình đúc; xỉ đúc trong quá trình nấu chảy gang thép; phế đúc rơi vãi trong quá trình xe ra vào lấy hàng, vận chuyển nguyên liệu; tiếng ồn do chạy máy tiện, mài, doa, khôn lỗ; và các mảnh cắt, phoi sắt thép rơi vãi trong quá trình gia công cơ khí. Thực tế tại khu vực luyện gang, nhiệt độ không khí tại khu vực này tăng cao khi sản phẩm ra lò. Ngoài ra, dòng hơi làm mát thoát ra ngoài cũng làm nhiệt độ môi trường cục bộ khu vực lân cận tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, về phần ô nhiễm nhiệt, hiện chưa có giá trị đo đạc, thống kê cụ thể.
Lò điện nấu gang 700 kg một mẻ
Ông Bình cho biết thêm, sau khi tiến hành định giá dòng thải chính và khả năng tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, Đội SXSH đã tiến hành khảo sát tiêu thụ năng lượng của Công ty. Kết quả cho thấy, Công ty có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn như điện tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng nhà xưởng có thể giảm bằng cách thay các loại bóng đèn tiết kiệm điện, lắp tấm lợp trong hứng sáng trên mái nhà xưởng; làm kín các các bể chứa nước làm mát tránh bốc hơi; bảo dưỡng định kỳ hoặc thay mới các động cơ gia công cơ khí, tuyển chọn và làm sạch hơn nguyên liệu luyện gang…
Ông Vũ Ngọc Châu - Giám đốc Công ty rất ủng hộ những việc làm của Đội SXSH. Từ những phân tích, đánh giá rất cụ thể và chi tiết về các nguyên nhân gây thất thoát năng lượng và nguyên vật liệu sản xuất, Đội SXSH đã đề xuất với Công ty những giải pháp SXSH cần áp dụng để giảm chi phí sản xuất. Từ đây, đội ngũ lãnh đạo Công ty do ông chỉ đạo chung đã cùng xem xét, phân tích, đánh giá lại để phân loại, quyết định những giải pháp nào sẽ được thực hiện ngay, những giải pháp nào cần chờ đầu tư sau và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người trong đội SXSH.
Cuối cùng, Công ty đã quyết định triển khai ngay các biện pháp: Bảo dưỡng hệ thống đường ống, bơm van thường xuyên; làm sạch hơn nguyên liệu đầu vào; phân loại và sắp xếp gọn gàng nguyên liệu; nâng cao ý thức của công nhân; ký hợp đồng với công ty TNHH MTV môi trường và đô thị Thái Nguyên thu gom xử lý chất thải; thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact huỳnh quang; nâng cao ý thức cán bộ, công nhân viên chỉ sử dụng điện khi cần thiết; lắp tấm lợp trong trên mái nhà xưởng; làm sạch hơn nguyên liệu đầu vào; cân chính xác mỗi mẻ nấu luyện; khuấy thép đều trong quá trình luyện; đảm bảo thép đủ nóng đến cuối quá trình đúc; mua nhiệt kế theo dõi nhiệt độ rót thép; định kỳ bảo dưỡng máy công cụ hàng tuần; thay thế một vài động cơ quá cũ bằng động cơ mới.
Chi phí thực tế cho các giải pháp này hết xấp xỉ 43 triệu đồng, trong đó có những giải pháp phải chi tiếp theo định kỳ tuần, tháng như định kỳ bảo dưỡng máy công cụ; bảo dưỡng hệ thống đường ống, bơm van; thu gom xử lý chất thải, nhưng có những giải pháp đầu tư rồi là sử dụng được lâu dài nhiều năm sau mới phải đầu tư lại như lắp tấm lợp trong trên mái nhà xưởng; mua nhiệt kế theo dõi nhiệt độ rót thép; thay thế một vài động cơ quá cũ bằng động cơ mới…
Khu vực gia công cơ khí
Sau khi áp dụng các giải pháp SXSH, Công ty đã tiến hành đo đạc lại và nhận thấy, thất thoát nước tuần hoàn đã giảm, đảm bảo an toàn lúc nấu; giảm bụi thải, khí thải nấu luyện, chất lượng sản phẩm tăng; ánh sáng nhà xưởng tốt hơn; giảm phế đúc phải nấu lại; đặc biệt là điện năng tiêu thụ của tất cả các khâu đều giảm, góp phần giảm đáng kể chi phí đầu vào. Công ty đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện các giải pháp SXSH, siết chặt quản lý để giảm được 10% nước tiêu thụ làm mát, 10% điện năng tiêu thụ.
Kế hoạch trong năm 2011, Công ty sẽ tiếp tục quan trắc 02 lần vào tháng 2 và tháng 10, trong đó nước thải 02 mẫu; không khí 05 mẫu; nước ngầm 03 mẫu; nước mặt 02 mẫu và tiếp tục triển khai các giải pháp SXSH ở cấp độ cao hơn trong giai đoạn 2. Đây là những giải pháp đòi hỏi mức độ đầu tư cao hơn, do đó, chúng tôi rất cần CPI tiếp tục hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật để dự án đạt kết quả cao hơn trong giai đoạn tiếp theo – Giám đốc Châu chia sẻ.
Hy vọng rằng, với những kế hoạch cụ thể, quyết tâm cao và sự hỗ trợ tích cực của Hợp phần CPI, sự tư vấn giúp đỡ của Sở Công Thương Thái Nguyên và Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Phụ tùng Ô tô Sông Công sẽ thực hiện tốt các giải pháp SXSH, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, vì sức khỏe của cộng đồng xã hộ./.
Minh Châu