Ninh Thuận: Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp vì sự phát triển bền vững
Thứ năm, 21/04/2011
Ngày 18-4, Sở Công Thương phối hợp với Văn phòng hợp phần sản xuất sạch hơn (SXSH) thuộc Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo phổ biến về SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Ngày 18-4, Sở Công Thương phối hợp với Văn phòng hợp phần sản xuất sạch hơn (SXSH) thuộc Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo phổ biến về SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Hội thảo nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp. Sản xuất sạch hơn giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, tái sử dụng phế phẩm và bán thành phẩm có giá trị, tạo hình ảnh tốt hơn cũng như cải thiện được sức khỏe cho người lao động.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã giới thiệu về chiến lược SXSH trong công nghiệp từ năm 2016-2020: 90 % các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 50 % cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 8-13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90 % doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về SXSH.
Việc tổ chức hội thảo thúc đẩy mạnh áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn không chỉ nâng cao nhận thức cho nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp mà còn là lời cảnh báo về xu thế không thể tồn tại của một thời kỳ phát triển sản xuất công nghiệp bằng mọi giá, không quan tâm đến chất lượng cuộc sống của con người và hủy hoại môi trường, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn với thế giới.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã giới thiệu về chiến lược SXSH trong công nghiệp từ năm 2016-2020: 90 % các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 50 % cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 8-13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90 % doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về SXSH.
Việc tổ chức hội thảo thúc đẩy mạnh áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn không chỉ nâng cao nhận thức cho nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp mà còn là lời cảnh báo về xu thế không thể tồn tại của một thời kỳ phát triển sản xuất công nghiệp bằng mọi giá, không quan tâm đến chất lượng cuộc sống của con người và hủy hoại môi trường, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn với thế giới.
Hàn Dạ Nguyệt