Sản xuất xanh nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Thứ ba, 12/08/2014
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn - RECP”.
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, tổ chức Hội thảo chuyên đề “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn - RECP”.
Đây là Hội thảo số 4 nằm trong chuỗi “Đổi mới xanh doanh nghiệp – từ sản xuất đến quản lý” nhằm giới thiệu về mô hình kinh doanh Xanh, đặc biệt tập trung vào những đổi mới trong việc giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch hơn và thân thiện với môi trường.
Các tham luận tại Hội thảo đều cho rằng cùng với xu thế hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng của nước ta. Trong quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn với việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Còn đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Khi doanh nghiệp đã có nhận thức về sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp đó có thể mở ra nhiều cơ hội tại thị trường mới, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hơn, giá bán cao hơn, đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm khi xuất khẩu
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững cho biết: Sản xuất xanh và sạch sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, lợi ích mà sản xuất xanh và sạch hơn đem lại cho doanh nghiệp đã thấy rõ. Tuy vậy vẫn còn nhiều doanh nghiệp cho rằng, bản thân họ vẫn chưa thực sự nắm bắt được hết các quy trình sản xuất sạch hơn, để từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể áp dụng một cách thành công mô hình sản xuất này. Bởi khó khăn về vốn đầu tư công nghệ, bản thân doanh nghiệp cũng chưa nắm rõ được hết quy trình để sản xuất sạch hơn... Ngoài ra khi nhập máy móc, công nghệ ở nước ngoài về sản xuất, vốn đã là chu trình khép kín, tự động nên rất khó để có thể điều chỉnh một trong những khâu sản xuất, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về sản xuất xanh và sạch. Do vậy, cần có những giải pháp mang tính toàn diện từ đầu vào, quá trình sản xuất, đến đầu ra của sản phẩm.
Hiện Chính phủ, các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều chương trình hành động nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước... và mọi doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đều được Nhà nước khuyến khích áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn. Nhà nước cũng đã có một số chính sách công cụ nhằm khuyến khích, như xây dựng các quy định mang tính pháp lý; thiết lập các công cụ kinh tế; đưa ra các biện pháp hỗ trợ; triển khai hướng dẫn xây dựng dự án sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp... Đây là những lợi thế để doanh nghiệp tiến tới sử dụng nhiều hơn mô hình sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các tham luận tại Hội thảo đều cho rằng cùng với xu thế hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng của nước ta. Trong quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn với việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Còn đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Khi doanh nghiệp đã có nhận thức về sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp đó có thể mở ra nhiều cơ hội tại thị trường mới, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hơn, giá bán cao hơn, đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm khi xuất khẩu
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững cho biết: Sản xuất xanh và sạch sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, lợi ích mà sản xuất xanh và sạch hơn đem lại cho doanh nghiệp đã thấy rõ. Tuy vậy vẫn còn nhiều doanh nghiệp cho rằng, bản thân họ vẫn chưa thực sự nắm bắt được hết các quy trình sản xuất sạch hơn, để từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể áp dụng một cách thành công mô hình sản xuất này. Bởi khó khăn về vốn đầu tư công nghệ, bản thân doanh nghiệp cũng chưa nắm rõ được hết quy trình để sản xuất sạch hơn... Ngoài ra khi nhập máy móc, công nghệ ở nước ngoài về sản xuất, vốn đã là chu trình khép kín, tự động nên rất khó để có thể điều chỉnh một trong những khâu sản xuất, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về sản xuất xanh và sạch. Do vậy, cần có những giải pháp mang tính toàn diện từ đầu vào, quá trình sản xuất, đến đầu ra của sản phẩm.
Hiện Chính phủ, các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều chương trình hành động nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước... và mọi doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đều được Nhà nước khuyến khích áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn. Nhà nước cũng đã có một số chính sách công cụ nhằm khuyến khích, như xây dựng các quy định mang tính pháp lý; thiết lập các công cụ kinh tế; đưa ra các biện pháp hỗ trợ; triển khai hướng dẫn xây dựng dự án sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp... Đây là những lợi thế để doanh nghiệp tiến tới sử dụng nhiều hơn mô hình sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm.