Hanosimex: Đổi mới công nghệ, xanh hóa sản xuất
Thứ sáu, 11/07/2014
Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường cùng xanh hóa trong sản xuất. Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội (Hanosimex) cùng các DN thành viên đã đẩy mạnh các giải pháp quản lý và đổi mới công nghệ, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội WRAP cũng như tiêu chuẩn SA 8000, bước đầu những giải pháp này đã phát huy hiệu quả.
Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường cùng xanh hóa trong sản xuất. Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội (Hanosimex) cùng các DN thành viên đã đẩy mạnh các giải pháp quản lý và đổi mới công nghệ, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội WRAP cũng như tiêu chuẩn SA 8000, bước đầu những giải pháp này đã phát huy hiệu quả.
Ông Dương Khuê - Tổng giám đốc Hanosimex cho biết: “Là tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sợi - dệt may, nên vấn đề môi trường chủ yếu là khí thải, bụi trong quá trình kéo sợi và tiếng ồn. Để giải quyết những vấn đề trên, Hanosimex đã đầu tư nhiều hạng mục nhằm tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng cũng như tạo môi trường lao động trong sạch, đảm bảo lợi ích môi trường - xã hội và kinh tế”.
Theo đó, Hanosimex đã đầu tư hệ thống hút bụi tại các phân xưởng, nhà máy dệt, mẩu vải thừa tại các dây chuyền may thì được sử dụng để sản xuất đệm. Tại các lò cấp hơi, tổng công ty đã sử dụng nước mềm nên giảm được 3-5% ô nhiễm không khí và tăng hiệu suất lò hơi. Cùng với đó, công ty đã đầu tư lắp biến tấn cho các quạt gió của các máy sợi con, sử dụng toàn bộ bóng đèn tiết kiệm năng lượng T8 trong các nhà máy.… Nhờ đó, mỗi năm Hanosimex tiết kiệm được trên 4 triệu kWh điện và giảm phát thải khí CO2 tương đương khoảng 4.000 tấn/năm.
Đến thăm nhà máy sợi và nhà máy may của Công ty TNHH MTV Hanosimex Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2 của tỉnh Hà Nam, phóng viên được tận mắt chứng kiến không gian rợp bóng cây, vườn hoa và thảm cỏ xanh mướt; môi trường làm việc sạch sẽ, không có bụi phát tán, toàn bộ khu vực các dây chuyền sản xuất rất sạch sẽ, không có bụi bẩn và liên tục được lau chùi.
Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Lê Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hanosimex Hà Nam cho biết: “Trong những năm qua, với sự hỗ trợ từ phía tổng công ty, công ty chúng tôi đã hoàn thành nhiều hạng mục đầu tư nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là năng lượng. Theo đó, tại nhà máy sợi, với công suất sản xuất khoảng 1,5-1,6 triệu tấn/tháng, lượng điện tiêu thụ là rất lớn, chúng tôi đã tổ chức phân bổ lại kế hoạch sản xuất thông qua đẩy mạnh sản xuất vào thời gian thấp điểm để tận dụng chi phí điện thấp, và thời gian cao điểm thì sắp xếp bố trí bảo dưỡng máy móc thiết bị hay nghỉ ăn ca cho công nhân…”.
Đặc biệt, cuối tháng 3 vừa qua, Tổng công ty Hanosimex đã đầu tư 480 triệu đồng để lắp các biến tấn cho quạt thông gió của hệ thống điều hòa không khí tại nhà máy sợi. Theo tính toán, mỗi năm, thiết bị này phát huy tác dụng trong khoảng 5 tháng, với điều kiện thời tiết mát mẻ thì biến tần sẽ giúp giảm tốc độ quạt, và chi phí tiết kiệm điện sau 1 năm đã đủ hoàn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, lò hơi của nhà máy sợi cũng đã được chuyển đổi từ nhiên liệu đốt than sang đốt trấu hoặc mùn cưa ép. Vải vụn tại nhà máy được đem sử dụng làm đệm hoặc cùng với bụi bông trong quá trình sản xuất thu lại được chuyển cho DN sản xuất mùn cưa, trấu ép để trở thành nhiên liệu đầu vào cho lò hơi.
Toàn bộ các dây chuyền sản xuất của nhà máy sợi và nhà máy may đều được đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến hàng đầu của các nước thuộc khối G7, Thụy Sỹ… nên các thiết bị này vốn dĩ đã có biến tần nhằm tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng tại các dây chuyền sản xuất đều được công ty sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng T8. Cũng theo ông Hùng thì chỉ tính riêng chi phí năng lượng tại nhà máy sợi trung bình mỗi tháng khoảng 1,6 triệu kWh tương đương với 2 tỷ đồng tiền điện, nếu các thiết bị sản xuất không có biến tần thì chi phí điện còn cao hơn rất nhiều.
Còn tại nhà máy may, bên cạnh chứng nhận SA 8000 thì đây là một trong hai nhà máy đầu tiên của Tổng công ty Hanosimex đạt chứng nhận WRAP - chính sách trách nhiệm xã hội trong sản xuất may mặc toàn cầu. Đây là giấy thông hành quan trọng để hàng may mặc của nhà máy có thể hiện diện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Chứng nhận WRAP chứng minh DN thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sản xuất hàng may mặc có trách nhiệm, công nhân DN tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu về trách nhiệm xã hội trong quá trình sản xuất và đảm bảo rằng sản phẩm may được sản xuất trong các điều kiện đúng luật.
Chị Lê Thị Oách - Tổ sợi con KB - Nhà máy sợi cho biết: “Mặc dù chúng tôi làm việc đều trong điều kiện tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế đối với ngành dệt may, tuy nhiên vào những ngày hè nắng nóng, công ty còn có thêm chế độ đãi ngộ cho công nhân như yêu cầu nhà bếp nấu thêm bữa ăn phụ: chè, cháo hay sữa chua… để phục vụ người lao động tại các dây chuyền sản xuất. Có thể nói, cùng với một môi trường lao động tốt, không bị ô nhiễm, điều kiện làm việc đảm bảo và thu nhập người lao động khá ổn định từ 3-5 triệu đồng/tháng, chúng tôi hoàn toàn yên tâm công tác tại đây”.
Việc tuân thủ trách nhiệm “sản xuất xanh” của Hanosimex không chỉ đem lại giá trị kinh tế cho DN, mà cao hơn cả là giá trị của DN mà Hanosimex mang lại cho các bạn hàng cũng như đối tác quốc tế. Đây là nền tảng vững chắc để công ty phát triển bền vững trong tương lai./.
Theo đó, Hanosimex đã đầu tư hệ thống hút bụi tại các phân xưởng, nhà máy dệt, mẩu vải thừa tại các dây chuyền may thì được sử dụng để sản xuất đệm. Tại các lò cấp hơi, tổng công ty đã sử dụng nước mềm nên giảm được 3-5% ô nhiễm không khí và tăng hiệu suất lò hơi. Cùng với đó, công ty đã đầu tư lắp biến tấn cho các quạt gió của các máy sợi con, sử dụng toàn bộ bóng đèn tiết kiệm năng lượng T8 trong các nhà máy.… Nhờ đó, mỗi năm Hanosimex tiết kiệm được trên 4 triệu kWh điện và giảm phát thải khí CO2 tương đương khoảng 4.000 tấn/năm.
Đến thăm nhà máy sợi và nhà máy may của Công ty TNHH MTV Hanosimex Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2 của tỉnh Hà Nam, phóng viên được tận mắt chứng kiến không gian rợp bóng cây, vườn hoa và thảm cỏ xanh mướt; môi trường làm việc sạch sẽ, không có bụi phát tán, toàn bộ khu vực các dây chuyền sản xuất rất sạch sẽ, không có bụi bẩn và liên tục được lau chùi.
Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Lê Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hanosimex Hà Nam cho biết: “Trong những năm qua, với sự hỗ trợ từ phía tổng công ty, công ty chúng tôi đã hoàn thành nhiều hạng mục đầu tư nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là năng lượng. Theo đó, tại nhà máy sợi, với công suất sản xuất khoảng 1,5-1,6 triệu tấn/tháng, lượng điện tiêu thụ là rất lớn, chúng tôi đã tổ chức phân bổ lại kế hoạch sản xuất thông qua đẩy mạnh sản xuất vào thời gian thấp điểm để tận dụng chi phí điện thấp, và thời gian cao điểm thì sắp xếp bố trí bảo dưỡng máy móc thiết bị hay nghỉ ăn ca cho công nhân…”.
Đặc biệt, cuối tháng 3 vừa qua, Tổng công ty Hanosimex đã đầu tư 480 triệu đồng để lắp các biến tấn cho quạt thông gió của hệ thống điều hòa không khí tại nhà máy sợi. Theo tính toán, mỗi năm, thiết bị này phát huy tác dụng trong khoảng 5 tháng, với điều kiện thời tiết mát mẻ thì biến tần sẽ giúp giảm tốc độ quạt, và chi phí tiết kiệm điện sau 1 năm đã đủ hoàn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, lò hơi của nhà máy sợi cũng đã được chuyển đổi từ nhiên liệu đốt than sang đốt trấu hoặc mùn cưa ép. Vải vụn tại nhà máy được đem sử dụng làm đệm hoặc cùng với bụi bông trong quá trình sản xuất thu lại được chuyển cho DN sản xuất mùn cưa, trấu ép để trở thành nhiên liệu đầu vào cho lò hơi.
Toàn bộ các dây chuyền sản xuất của nhà máy sợi và nhà máy may đều được đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến hàng đầu của các nước thuộc khối G7, Thụy Sỹ… nên các thiết bị này vốn dĩ đã có biến tần nhằm tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng tại các dây chuyền sản xuất đều được công ty sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng T8. Cũng theo ông Hùng thì chỉ tính riêng chi phí năng lượng tại nhà máy sợi trung bình mỗi tháng khoảng 1,6 triệu kWh tương đương với 2 tỷ đồng tiền điện, nếu các thiết bị sản xuất không có biến tần thì chi phí điện còn cao hơn rất nhiều.
Còn tại nhà máy may, bên cạnh chứng nhận SA 8000 thì đây là một trong hai nhà máy đầu tiên của Tổng công ty Hanosimex đạt chứng nhận WRAP - chính sách trách nhiệm xã hội trong sản xuất may mặc toàn cầu. Đây là giấy thông hành quan trọng để hàng may mặc của nhà máy có thể hiện diện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Chứng nhận WRAP chứng minh DN thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sản xuất hàng may mặc có trách nhiệm, công nhân DN tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu về trách nhiệm xã hội trong quá trình sản xuất và đảm bảo rằng sản phẩm may được sản xuất trong các điều kiện đúng luật.
Chị Lê Thị Oách - Tổ sợi con KB - Nhà máy sợi cho biết: “Mặc dù chúng tôi làm việc đều trong điều kiện tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế đối với ngành dệt may, tuy nhiên vào những ngày hè nắng nóng, công ty còn có thêm chế độ đãi ngộ cho công nhân như yêu cầu nhà bếp nấu thêm bữa ăn phụ: chè, cháo hay sữa chua… để phục vụ người lao động tại các dây chuyền sản xuất. Có thể nói, cùng với một môi trường lao động tốt, không bị ô nhiễm, điều kiện làm việc đảm bảo và thu nhập người lao động khá ổn định từ 3-5 triệu đồng/tháng, chúng tôi hoàn toàn yên tâm công tác tại đây”.
Việc tuân thủ trách nhiệm “sản xuất xanh” của Hanosimex không chỉ đem lại giá trị kinh tế cho DN, mà cao hơn cả là giá trị của DN mà Hanosimex mang lại cho các bạn hàng cũng như đối tác quốc tế. Đây là nền tảng vững chắc để công ty phát triển bền vững trong tương lai./.