Ngành dệt may kiểm soát ô nhiễm bằng sản xuất sạch hơn
Thứ năm, 22/05/2014
Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000… là những giải pháp ngành dệt may đang nỗ lực thực hiện nhằm bảo vệ môi trường sản xuất.
Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000… là những giải pháp ngành dệt may đang nỗ lực thực hiện nhằm bảo vệ môi trường sản xuất.
Cũng như nhiều nước sản xuất, dệt vải trên thế
giới, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện với bài toán ô nhiễm
môi trường do nước thải nhuộm có dư lượng hóa chất lớn.
Theo nghiên cứu, trong nước thải dệt nhuộm có cả những chất dễ phân giải vi sinh như bột sắn dùng hồ sợi dọc và những chất khó phân giải vi sinh như polyvinyl axetat, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất dùng tẩy trắng vải. Với các loại vải càng sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như polyester thì càng dùng nhiều thuốc nhộm và các chất hỗ trợ khó hoặc không phân giải vi sinh, dẫn tới lượng chất gây ô nhiễm môi trường trong nước thải càng cao.
Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam bên cạnh việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thì còn áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Điển hình như Công ty Dệt Nam Định, Dệt Sài Gòn, Cơ sở nhuộm Nhất Trí, nhuộm Thuận Thiên…Khi tham gia sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp đã triển khai áp dụng các giải pháp như: Công nghệ xử lý khí thải thông qua bộ phận thu khí lò hơi; sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành dệt nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn; có các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các khu công nghiệp dệt may có trung tâm xử lý nước thải tập trung.…
Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn đã giúp cho ngành dệt may đáp ứng được nhiều yêu cầu về môi trường. Theo tính toán tại các xí nghiệp nhuộm, trung bình cứ mỗi tấn sản phẩm dệt may tiết kiệm được khoảng 0,2-0,5 kg thuốc nhuộm, 100-200 kg hóa chất và chất phụ trợ, 50-100 m3 nước, giảm lượng tiêu thụ khoảng 150 kg dầu và khoảng 50-150 KWh điện....
Đáng nhấn mạnh, nhờ đáp ứng được yêu cầu về môi trường cũng như những quy định liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng nên thời gian qua, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam ngày càng tăng cao (trên 20 tỷ USD vào năm 2013). Hàng may mặc xuất khẩu vào các thị trường kỹ tính như Mỹ, Nhật… ngày càng có số lượng lớn.
Nhằm góp phần ổn định sản xuất và bảo vệ môi trường, trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành dệt may đặt ra là phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.
Để thực hiện được mục tiêu này thì áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ là lựa chọn tối ưu. Bên cạnh đó, ngành dệt may sẽ xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành dệt may và các quy định pháp luật về môi trường. Đồng thời, tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. Đặc biệt, cần xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường… nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.
Hy vọng với những nỗ lực nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngành dệt may với gần 3 triệu lao động và hơn 20 tỷ USD giá trị xuất khẩu sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước./.
Theo nghiên cứu, trong nước thải dệt nhuộm có cả những chất dễ phân giải vi sinh như bột sắn dùng hồ sợi dọc và những chất khó phân giải vi sinh như polyvinyl axetat, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất dùng tẩy trắng vải. Với các loại vải càng sử dụng nhiều xơ sợi tổng hợp như polyester thì càng dùng nhiều thuốc nhộm và các chất hỗ trợ khó hoặc không phân giải vi sinh, dẫn tới lượng chất gây ô nhiễm môi trường trong nước thải càng cao.
Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam bên cạnh việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thì còn áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Điển hình như Công ty Dệt Nam Định, Dệt Sài Gòn, Cơ sở nhuộm Nhất Trí, nhuộm Thuận Thiên…Khi tham gia sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp đã triển khai áp dụng các giải pháp như: Công nghệ xử lý khí thải thông qua bộ phận thu khí lò hơi; sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành dệt nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn; có các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các khu công nghiệp dệt may có trung tâm xử lý nước thải tập trung.…
Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn đã giúp cho ngành dệt may đáp ứng được nhiều yêu cầu về môi trường. Theo tính toán tại các xí nghiệp nhuộm, trung bình cứ mỗi tấn sản phẩm dệt may tiết kiệm được khoảng 0,2-0,5 kg thuốc nhuộm, 100-200 kg hóa chất và chất phụ trợ, 50-100 m3 nước, giảm lượng tiêu thụ khoảng 150 kg dầu và khoảng 50-150 KWh điện....
Đáng nhấn mạnh, nhờ đáp ứng được yêu cầu về môi trường cũng như những quy định liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng nên thời gian qua, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam ngày càng tăng cao (trên 20 tỷ USD vào năm 2013). Hàng may mặc xuất khẩu vào các thị trường kỹ tính như Mỹ, Nhật… ngày càng có số lượng lớn.
Nhằm góp phần ổn định sản xuất và bảo vệ môi trường, trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành dệt may đặt ra là phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.
Để thực hiện được mục tiêu này thì áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ là lựa chọn tối ưu. Bên cạnh đó, ngành dệt may sẽ xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành dệt may và các quy định pháp luật về môi trường. Đồng thời, tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. Đặc biệt, cần xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường… nhằm đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.
Hy vọng với những nỗ lực nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngành dệt may với gần 3 triệu lao động và hơn 20 tỷ USD giá trị xuất khẩu sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước./.