Hành động nhỏ, thay đổi lớn
Thứ ba, 03/11/2015
Năm 2014 là năm TP. Hải Phòng có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây (12%). Tuy nhiên, Hải Phòng cũng được đánh giá là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp (DN) sử dụng năng lượng trọng điểm, nên các hoạt động nhằm giúp DN sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu đầu vào, thay đổi phương thức quản lý, hướng đến sản xuất sạch hơn (SXSH) đã được quan tâm triển khai.
Năm 2014 là năm TP. Hải Phòng có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây (12%). Tuy nhiên, Hải Phòng cũng được đánh giá là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp (DN) sử dụng năng lượng trọng điểm, nên các hoạt động nhằm giúp DN sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu đầu vào, thay đổi phương thức quản lý, hướng đến sản xuất sạch hơn (SXSH) đã được quan tâm triển khai.
Ông Đào Sỹ Thanh - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và SXSH TP. Hải Phòng cho biết: Hải Phòng hiện có 716 DN, cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Chế biến thực phẩm - thủy sản, dệt may, nhựa và cao su, gang thép… Đây là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng và có nguy cơ phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường cao. Để giúp DN tiếp cận với SXSH, sử dụng năng lượng hiệu quả và hợp lý, trong những năm qua, một mặt chúng tôi đẩy mạnh công tác truyền thông với gần 600 bài báo tuyên truyền cùng hàng chục bản tin truyền hình, phim tư liệu hướng dẫn thực hành các giải pháp SXSH, mặt khác hơn 400 học viên thuộc các quận, huyện và DN đã được tham gia các lớp tập huấn về SXSH.
Nhiều DN đã chủ động thay đổi các giải pháp quản lý nội vi, cải tạo hệ thống chiếu sáng, lắp đặt các biến tấn, hạn chế rò rỉ các đường ống dẫn nước, nhiệt… như Công ty CP Hóa chất Minh Đức, Nhà máy cấp nước An Dương, Công ty CP Proconco. Nhờ đó, các DN đã tiết kiệm được 1.673.556 kWh/năm, giảm 3.626,41 tấn khí CO2 phát thải mỗi năm, tương đương với tiết kiệm được 4.670,159 triệu đồng.
Còn đối với các tòa nhà là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước, chỉ riêng năm 2014, với sự hỗ trợ của các cán bộ tư vấn đến từ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và SXSH TP. Hải Phòng, 2 trụ sở làm việc của UBND quận Dương Kinh và Hải An đã thực hiện tốt quản lý nội vi, cải tạo hệ thống chiếu sáng, quản lý chặt chẽ nhiệt độ đặt và thời gian đóng mở của điều hòa…. UBND quận Dương Kinh có thể tiết kiệm được 16.924 kWh/năm, chiếm 17,5% tổng lượng điện tiêu thụ năm 2013, giảm lượng khí CO2 phát thải là 10,809 tấn CO2/năm, tương đương với tiết kiệm 24,849 triệu đồng. Còn UBND quận Hải An có thể tiết kiệm 51.448 kWh/năm, giảm phát thải 32,402 tấn CO2/năm tương đương 75,151 triệu đồng.
Cũng theo ông Đào Sỹ Thanh thì năm 2013, Hải Phòng đã được Bộ Công Thương lựa chọn là 1 trong năm địa phương đầu tiên (Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ) tham gia vào Dự án Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (LCEE). Dự án nhằm hỗ trợ các DN vừa và nhỏ trong 3 lĩnh vực sản xuất: gạch, gốm sứ và chế biến thủy sản. Hiện tại, Hải Phòng đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án là khảo sát tại 100 DN vừa và nhỏ ngành gạch, gốm sứ và chế biến thực phẩm. Theo kết quả khảo sát, phần lớn các DN chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, SXSH. Hiện mới 57% DN áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, SXSH, song chủ yếu áp dụng các giải pháp đơn giản như lắp bóng đèn tiết kiệm điện, lắp biến tần cho động cơ, bố trí thời gian sản xuất vào giờ thấp điểm, tối ưu hóa hệ thống nén khí….
Năm 2015, Hải Phòng sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án là kiểm toán năng lượng tiến tới tư vấn cho các DN các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả và áp dụng các giải pháp SXSH.
Nhiều DN đã chủ động thay đổi các giải pháp quản lý nội vi, cải tạo hệ thống chiếu sáng, lắp đặt các biến tấn, hạn chế rò rỉ các đường ống dẫn nước, nhiệt… như Công ty CP Hóa chất Minh Đức, Nhà máy cấp nước An Dương, Công ty CP Proconco. Nhờ đó, các DN đã tiết kiệm được 1.673.556 kWh/năm, giảm 3.626,41 tấn khí CO2 phát thải mỗi năm, tương đương với tiết kiệm được 4.670,159 triệu đồng.
Còn đối với các tòa nhà là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước, chỉ riêng năm 2014, với sự hỗ trợ của các cán bộ tư vấn đến từ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và SXSH TP. Hải Phòng, 2 trụ sở làm việc của UBND quận Dương Kinh và Hải An đã thực hiện tốt quản lý nội vi, cải tạo hệ thống chiếu sáng, quản lý chặt chẽ nhiệt độ đặt và thời gian đóng mở của điều hòa…. UBND quận Dương Kinh có thể tiết kiệm được 16.924 kWh/năm, chiếm 17,5% tổng lượng điện tiêu thụ năm 2013, giảm lượng khí CO2 phát thải là 10,809 tấn CO2/năm, tương đương với tiết kiệm 24,849 triệu đồng. Còn UBND quận Hải An có thể tiết kiệm 51.448 kWh/năm, giảm phát thải 32,402 tấn CO2/năm tương đương 75,151 triệu đồng.
Cũng theo ông Đào Sỹ Thanh thì năm 2013, Hải Phòng đã được Bộ Công Thương lựa chọn là 1 trong năm địa phương đầu tiên (Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ) tham gia vào Dự án Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (LCEE). Dự án nhằm hỗ trợ các DN vừa và nhỏ trong 3 lĩnh vực sản xuất: gạch, gốm sứ và chế biến thủy sản. Hiện tại, Hải Phòng đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án là khảo sát tại 100 DN vừa và nhỏ ngành gạch, gốm sứ và chế biến thực phẩm. Theo kết quả khảo sát, phần lớn các DN chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, SXSH. Hiện mới 57% DN áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, SXSH, song chủ yếu áp dụng các giải pháp đơn giản như lắp bóng đèn tiết kiệm điện, lắp biến tần cho động cơ, bố trí thời gian sản xuất vào giờ thấp điểm, tối ưu hóa hệ thống nén khí….
Năm 2015, Hải Phòng sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án là kiểm toán năng lượng tiến tới tư vấn cho các DN các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả và áp dụng các giải pháp SXSH.