Triển khai dự án “Tận dụng nhiệt thải từ lò để sấy bánh tráng”
Thứ ba, 03/11/2015
Ngày 2-11, dự án đoạt giải “Ứng dụng” (giải thưởng cao nhất của cuộc thi Holcim Prize 2015) mang tên “Tận dụng nhiệt thải từ lò để sấy bánh tráng” của nhóm sinh viên Trường đại học Bách Khoa (đại học Đà Nẵng) đã được triển khai thực hiện tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 2-11, dự án đoạt giải “Ứng dụng” (giải thưởng cao nhất của cuộc thi Holcim Prize 2015) mang tên “Tận dụng nhiệt thải từ lò để sấy bánh tráng” của nhóm sinh viên Trường đại học Bách Khoa (đại học Đà Nẵng) đã được triển khai thực hiện tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Đại diện Công ty Holcim Việt Nam, chính quyền địa phương huyện Đại Lộc và Trường đại học Bách Khoa đã ký biên bản thỏa thuận triển khai dự án nói trên. Theo đó, Holcim Việt Nam sẽ hỗ trợ kinh phí (200 triệu đồng) và tư vấn kỹ thuật cho dự án; các đơn vị còn lại sẽ phụ trách các công tác lập kế hoạch, điều phối tình hình hoạt động và chuyển giao công nghệ và bảo quản công trình sau khi hoàn thành.
Theo ông Nguyễn Công Minh Bảo, Giám đốc phát triển bền vững của Công ty Holcim Việt Nam, đây là một dự án giàu tính sáng tạo và ứng dụng trong bối cảnh vấn đề năng lượng đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Với dự án này, các em sinh viên đã thể hiện được năng lực của bản thân, đồng thời đóng góp cho người dân địa phương một mô hình tận dụng nhiệt thải ưu việt để cải thiện năng suất, chất lượng bánh tráng và nâng cao điều kiện an toàn lao động khi làm việc.
“Tận dụng nhiệt thải từ lò để sấy bánh tráng” là đề tài do hai nữ sinh viên Trường đại học Bách khoa (đại học Đà Nẵng) thực hiện, góp phần nâng cao năng suất sản xuất bánh tráng tại địa phương, giảm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết để phơi sấy bánh tráng. Dự án còn góp phần bảo vệ môi trường qua việc giảm thiểu năng lượng cho lò sấy và bảo đảm vệ sinh cho bánh tráng thành phẩm. Đồng thời, thiết bị này còn giúp người lao động hạn chế tiếp xúc với khói độc; tiến tới việc sản xuất sản phẩm sạch cho thị trường. Ngoài ra, dự án có thể áp dụng nhân rộng ở địa phương khác mà không cần phải điều chỉnh nhiều.
Theo tính toán, chi phí mua nhiên liệu đốt để sấy bánh theo phương pháp cũ ở những ngày mưa sẽ là nguồn kinh phí đầu tư cho thiết bị sấy này. Hiện tại, phần lớn các hộ dân sử dụng phương pháp sấy bánh tráng bằng cách sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như trấu, mùn cưa, than… Dự án dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao cho địa phương vào tháng 6-2016.
Theo ông Nguyễn Công Minh Bảo, Giám đốc phát triển bền vững của Công ty Holcim Việt Nam, đây là một dự án giàu tính sáng tạo và ứng dụng trong bối cảnh vấn đề năng lượng đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Với dự án này, các em sinh viên đã thể hiện được năng lực của bản thân, đồng thời đóng góp cho người dân địa phương một mô hình tận dụng nhiệt thải ưu việt để cải thiện năng suất, chất lượng bánh tráng và nâng cao điều kiện an toàn lao động khi làm việc.
“Tận dụng nhiệt thải từ lò để sấy bánh tráng” là đề tài do hai nữ sinh viên Trường đại học Bách khoa (đại học Đà Nẵng) thực hiện, góp phần nâng cao năng suất sản xuất bánh tráng tại địa phương, giảm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết để phơi sấy bánh tráng. Dự án còn góp phần bảo vệ môi trường qua việc giảm thiểu năng lượng cho lò sấy và bảo đảm vệ sinh cho bánh tráng thành phẩm. Đồng thời, thiết bị này còn giúp người lao động hạn chế tiếp xúc với khói độc; tiến tới việc sản xuất sản phẩm sạch cho thị trường. Ngoài ra, dự án có thể áp dụng nhân rộng ở địa phương khác mà không cần phải điều chỉnh nhiều.
Theo tính toán, chi phí mua nhiên liệu đốt để sấy bánh theo phương pháp cũ ở những ngày mưa sẽ là nguồn kinh phí đầu tư cho thiết bị sấy này. Hiện tại, phần lớn các hộ dân sử dụng phương pháp sấy bánh tráng bằng cách sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như trấu, mùn cưa, than… Dự án dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao cho địa phương vào tháng 6-2016.