Phú Thọ: Thúc đẩy SXSH
Thứ hai, 18/04/2011
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Ðan Mạch giai đoạn 2006 - 2010, Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) của Bộ Công thương, 57 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: luyện kim, sản xuất thép, xi-măng, sản xuất giấy... tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre đăng ký tham gia trình diễn SXSH tại doanh nghiệp mình
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Ðan Mạch giai đoạn 2006 - 2010, Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) của Bộ Công thương, 57 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: luyện kim, sản xuất thép, xi-măng, sản xuất giấy... tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre đăng ký tham gia trình diễn SXSH tại doanh nghiệp mình
Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QÐ-TTg ngày 7-9-2009. Chiến lược này sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường quốc gia.
Thực tế, khi các tỉnh áp dụng SXSH đã giúp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp ở những quy mô khác nhau bước đầu tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu, nhất là nước và năng lượng. SXSH được áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam lần đầu vào năm 1996. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng từ 10 đến 35% khi áp dụng SXSH. Giám đốc Hợp phần CPI (Bộ Công Thương) Ðặng Tùng cho biết: Những kết quả hoạt động của hợp phần luôn nhận được sự chỉ đạo từ bộ và gắn kết những hoạt động của các ngành. Trong đó có việc nghiên cứu, rà soát, đề xuất hệ thống khuyến công và khung quy định, nhằm cải thiện hệ thống này với mục đích hỗ trợ và thúc đẩy phát triển SXSH trong toàn ngành.
Tại Phú Thọ, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp là doanh nghiệp tư nhân có nguồn vốn nhất định. Do vậy, việc triển khai SXSH tại các doanh nghiệp trong những năm gần đây chủ yếu là do họ tự ý thức khi nhận thấy được lợi ích mà chiến lược SXSH mang lại.
Năm 2007, Bộ Công Thương cử một điều phối viên về 'nằm vùng' ở Phú Thọ nhằm giúp Sở Công Thương và các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia triển khai SXSH. Khi các doanh nghiệp đăng ký tham gia SXSH được chương trình này hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị. Tính đến cuối năm 2010, tỉnh Phú Thọ có 13 doanh nghiệp SXSH tiêu biểu.
Chúng tôi đến Công ty CP Sản xuất - Thương mại Hữu Nghị, đây là đơn vị đã xử lý hiệu quả những tác nhân gây ô nhiễm môi trường khi áp dụng SXSH. Trưởng phòng kế hoạch - kỹ thuật Công ty CP Sản xuất - Thương mại Hữu Nghị Nguyễn Văn Sơn cho biết: Trước đây do nhà máy của công ty chưa có hệ thống hút bụi cho nên công nhân làm việc tại đây gặp rất nhiều khó khăn. Hằng ngày, khi nhà máy vận hành để nghiền đá, một lượng bụi phát tán ra môi trường chung quanh và bám chặt lên các mái nhà, hàng cây... Hệ thống sản xuất của nhà máy bột can-xít khi đó đơn thuần chỉ có hai dây chuyền nghiền bi và hai dây chuyền tráng phủ bột các-bô-nát can-xi bằng a-xit ste-a-ric cùng nằm trong một nhà xưởng. Do các thiết bị lắp đặt kề nhau, cho nên khi hoạt động cùng thời điểm dẫn tới nhà xưởng rất nóng và bụi. Bụi sinh ra chủ yếu là bụi của sản phẩm với cỡ hạt siêu mịn, tồn tại lơ lửng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động, dẫn tới hiệu quả sản xuất không cao.
Ðể khắc phục những tình trạng trên, từ năm 2007 đến nay, Ban lãnh đạo công ty và nhà máy đã đầu tư, cải tiến thêm nhiều trang thiết bị hiện đại để xử lý ô nhiễm khói, bụi; đầu tư hệ thống hút và lọc bụi túi, máy đóng bao tự động... theo khuyến cáo của quy trình SXSH.
Phó Giám đốc Nhà máy Sản xuất bột can-xít Vũ Hồng Quân cho biết: Khi áp dụng SXSH mỗi năm nhà máy giảm được lượng bụi phát tán ra môi trường chung quanh khoảng 32 tấn; tiết kiệm được một phần hai số nhân công đóng bao; tăng năng suất đóng bao từ 4 tấn/giờ lên 5 tấn/giờ và quan trọng hơn là giảm bệnh nghề nghiệp do bụi gây ra cho công nhân. Mục tiêu của công ty và nhà máy hiện nay là phát huy tối đa công suất các dây chuyền nhằm nâng cao sản lượng, giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay sản phẩm bột đá siêu mịn của nhà máy đã và đang cung cấp nhiều cho các ngành sản xuất giấy, nhựa, sơn, cao-su... ở trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Nga...
Giám đốc Hợp phần CPI Ðặng Tùng cho biết thêm: Qua năm năm hoạt động, CPI đào tạo được gần 10 nghìn lượt người tham gia, trong đó hơn 150 cán bộ tư vấn có đủ kiến thức, kinh nghiệm về SXSH. Ðể thực hiện hiệu quả SXSH tại năm tỉnh mục tiêu, CPI thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công để phổ biến kiến thức về SXSH. Ðiểm nổi bật của chiến lược SXSH trong công nghiệp là các nhiệm vụ, mục tiêu thực hiện cho từng tỉnh được cụ thể hóa đối với từng giai đoạn đến năm 2020. Ðể nhân rộng việc áp dụng SXSH trong toàn ngành, hướng tới một nền công nghiệp sạch trước hết cần nâng cao nhận thức cho từng doanh nghiệp về SXSH. Nhà nước hiện đang xây dựng cơ chế khuyến khích SXSH, ưu đãi về đầu tư và tài chính đối với các Dự án được coi là SXSH; có cơ chế cung cấp thông tin về những công nghệ mới. Tuy nhiên, giải pháp cơ bản trong thời điểm hiện nay để thúc đẩy SXSH ở các cơ sở sản xuất công nghiệp là có những chế tài thực thi Luật Bảo vệ môi trường hiệu quả và chú trọng công tác thông tin tuyên truyền về SXSH.
Thực tế, khi các tỉnh áp dụng SXSH đã giúp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp ở những quy mô khác nhau bước đầu tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu, nhất là nước và năng lượng. SXSH được áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam lần đầu vào năm 1996. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng từ 10 đến 35% khi áp dụng SXSH. Giám đốc Hợp phần CPI (Bộ Công Thương) Ðặng Tùng cho biết: Những kết quả hoạt động của hợp phần luôn nhận được sự chỉ đạo từ bộ và gắn kết những hoạt động của các ngành. Trong đó có việc nghiên cứu, rà soát, đề xuất hệ thống khuyến công và khung quy định, nhằm cải thiện hệ thống này với mục đích hỗ trợ và thúc đẩy phát triển SXSH trong toàn ngành.
Tại Phú Thọ, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp là doanh nghiệp tư nhân có nguồn vốn nhất định. Do vậy, việc triển khai SXSH tại các doanh nghiệp trong những năm gần đây chủ yếu là do họ tự ý thức khi nhận thấy được lợi ích mà chiến lược SXSH mang lại.
Năm 2007, Bộ Công Thương cử một điều phối viên về 'nằm vùng' ở Phú Thọ nhằm giúp Sở Công Thương và các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia triển khai SXSH. Khi các doanh nghiệp đăng ký tham gia SXSH được chương trình này hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị. Tính đến cuối năm 2010, tỉnh Phú Thọ có 13 doanh nghiệp SXSH tiêu biểu.
Chúng tôi đến Công ty CP Sản xuất - Thương mại Hữu Nghị, đây là đơn vị đã xử lý hiệu quả những tác nhân gây ô nhiễm môi trường khi áp dụng SXSH. Trưởng phòng kế hoạch - kỹ thuật Công ty CP Sản xuất - Thương mại Hữu Nghị Nguyễn Văn Sơn cho biết: Trước đây do nhà máy của công ty chưa có hệ thống hút bụi cho nên công nhân làm việc tại đây gặp rất nhiều khó khăn. Hằng ngày, khi nhà máy vận hành để nghiền đá, một lượng bụi phát tán ra môi trường chung quanh và bám chặt lên các mái nhà, hàng cây... Hệ thống sản xuất của nhà máy bột can-xít khi đó đơn thuần chỉ có hai dây chuyền nghiền bi và hai dây chuyền tráng phủ bột các-bô-nát can-xi bằng a-xit ste-a-ric cùng nằm trong một nhà xưởng. Do các thiết bị lắp đặt kề nhau, cho nên khi hoạt động cùng thời điểm dẫn tới nhà xưởng rất nóng và bụi. Bụi sinh ra chủ yếu là bụi của sản phẩm với cỡ hạt siêu mịn, tồn tại lơ lửng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động, dẫn tới hiệu quả sản xuất không cao.
Ðể khắc phục những tình trạng trên, từ năm 2007 đến nay, Ban lãnh đạo công ty và nhà máy đã đầu tư, cải tiến thêm nhiều trang thiết bị hiện đại để xử lý ô nhiễm khói, bụi; đầu tư hệ thống hút và lọc bụi túi, máy đóng bao tự động... theo khuyến cáo của quy trình SXSH.
Phó Giám đốc Nhà máy Sản xuất bột can-xít Vũ Hồng Quân cho biết: Khi áp dụng SXSH mỗi năm nhà máy giảm được lượng bụi phát tán ra môi trường chung quanh khoảng 32 tấn; tiết kiệm được một phần hai số nhân công đóng bao; tăng năng suất đóng bao từ 4 tấn/giờ lên 5 tấn/giờ và quan trọng hơn là giảm bệnh nghề nghiệp do bụi gây ra cho công nhân. Mục tiêu của công ty và nhà máy hiện nay là phát huy tối đa công suất các dây chuyền nhằm nâng cao sản lượng, giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay sản phẩm bột đá siêu mịn của nhà máy đã và đang cung cấp nhiều cho các ngành sản xuất giấy, nhựa, sơn, cao-su... ở trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Nga...
Giám đốc Hợp phần CPI Ðặng Tùng cho biết thêm: Qua năm năm hoạt động, CPI đào tạo được gần 10 nghìn lượt người tham gia, trong đó hơn 150 cán bộ tư vấn có đủ kiến thức, kinh nghiệm về SXSH. Ðể thực hiện hiệu quả SXSH tại năm tỉnh mục tiêu, CPI thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công để phổ biến kiến thức về SXSH. Ðiểm nổi bật của chiến lược SXSH trong công nghiệp là các nhiệm vụ, mục tiêu thực hiện cho từng tỉnh được cụ thể hóa đối với từng giai đoạn đến năm 2020. Ðể nhân rộng việc áp dụng SXSH trong toàn ngành, hướng tới một nền công nghiệp sạch trước hết cần nâng cao nhận thức cho từng doanh nghiệp về SXSH. Nhà nước hiện đang xây dựng cơ chế khuyến khích SXSH, ưu đãi về đầu tư và tài chính đối với các Dự án được coi là SXSH; có cơ chế cung cấp thông tin về những công nghệ mới. Tuy nhiên, giải pháp cơ bản trong thời điểm hiện nay để thúc đẩy SXSH ở các cơ sở sản xuất công nghiệp là có những chế tài thực thi Luật Bảo vệ môi trường hiệu quả và chú trọng công tác thông tin tuyên truyền về SXSH.
N.D