Trở ngại trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn
Thứ năm, 22/10/2015
Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”, các địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai các nội dung của Chiến lược và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã bộc lộ một số khó khăn trong việc đưa hoạt động Sản xuất sạch hơn (SXSH) tiếp cận với doanh nghiệp.
Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”, các địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai các nội dung của Chiến lược và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã bộc lộ một số khó khăn trong việc đưa hoạt động Sản xuất sạch hơn (SXSH) tiếp cận với doanh nghiệp.
Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận chủ động mang lại lợi ích về kinh tế, cải thiện môi trường làm việc, giảm ô nhiễm trong sản xuất. Từ những năm 1998, Việt Nam đã có những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và áp dụng thử nghiệm ở một số cơ sở sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ngành sản xuất giấy, dệt may, thủy sản, mía đường….và đã thu được nhiều hiệu quả tích cực. Đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg. Đây là cơ sở pháp lý và là định hướng chỉ đạo quốc gia yêu cầu tất cả các địa phương trên cả nước áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất và đã thu được nhiều kết quả tích cực như Công ty CP Dược phẩm Tipharco (tiết kiệm nước 28%, điện giảm 30%), doanh nghiệp tư nhân SD nhờ đổi mới công nghệ đã rút ngắn thời gian sản xuất 10%, giảm 60% điện sử dụng cho các thiết bị chiếu sáng, giảm 50% lượng nước thải công nghiệp. Mặc dù vậy, mức độ áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp chưa cao. Theo báo cáo tổng kết của Sở Công Thương một số tỉnh, ước tính chỉ có khoảng 11% doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn. Ngay cả những địa phương có điều kiện thuận lợi tiếp cận về thông tin và công nghệ cũng như sẵn có nguồn lực hỗ trợ như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng chỉ có 25% số doanh nghiệp thực sự áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất.
Thực tế khi triển khai Chiến lược, có khá nhiều trở ngại mà các địa phương đã nêu ra, có thể phân loại theo các nhóm như sau:
Thứ nhất, rào cản về nhận thức của doanh nghiệp: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khó tiếp cận SXSH đối với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng SXSH chỉ đơn thuần liên quan đến vệ sinh môi trường. Do đó lãnh đạo doanh nghiệp gần như không quan tâm thậm chí còn cho rằng SXSH có thể gây tốn kém thêm cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, một tâm lý nữa của các doanh nghiệp là không muốn thay đổi vì cho rằng doanh nghiệp của họ vẫn hoạt động tốt mà không cần bất cứ sự can thiệp nào khác.
Thứ hai, rào cản kỹ thuật: Hoạt động triển khai SXSH phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ. Vì vậy yếu tố kỹ thuật là một rào cản trong quá trình này đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về năng lực kỹ thuật, tiếp cận thông tin kỹ thuật và cập nhật công nghệ. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, hạn chế về mặt kỹ thuật không chỉ ở năng lực, kinh nghiệm của công nhân mà còn là trình độ kỹ thuật giám sát điều khiển và cải tiến công nghệ. Cùng với đó là tiếp cận thông tin kỹ thuật về những thành công về giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu và các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp loại này vẫn sản xuất với công nghệ cũ, truyền thống dẫn đến không tối ưu hóa được nguyên liệu đầu vào mà lại phát thải cao. Mặt khác, hướng dẫn kỹ thuật thực hiện SXSH cho các ngành sản xuất còn chưa đầy đủ (ví dụ: nhiều doanh nghiệp sản xuất cao su, chế biến cà phê quan tâm đến SXSH nhưng hiện chưa có tài liệu hướng dẫn cho các ngành này), nên các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong vận dụng vào quy trình sản xuất.
Thứ ba, rào cản kinh tế: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, họ thường có xu hướng tập trung vào công đoạn bán hàng hơn là đầu tư công nghệ, thiết bị mới để giảm chi phí trong sản xuất. Hơn nữa, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí đầu tư cho công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu thường lớn so với khả năng của doanh nghiệp và thời gian hoàn vốn dài, vì vậy các doanh nghiệp cũng khó có thể áp dụng giải pháp đầu tư công nghệ mới.
Để giải quyết những rào cản này qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Trong giai đoạn 2016 -2010, Bộ Công Thương và các Sở Công Thương cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp như nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về SXSH trên bằng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng áp dụng các mô hình điển hình thành công, khẩn trương xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật SXSH đặc thù cho từng ngành, cũng như bố trí, phân bổ kinh phí ở địa phương cho phù hợp vàcó cơ chế hỗ trợ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất và đã thu được nhiều kết quả tích cực như Công ty CP Dược phẩm Tipharco (tiết kiệm nước 28%, điện giảm 30%), doanh nghiệp tư nhân SD nhờ đổi mới công nghệ đã rút ngắn thời gian sản xuất 10%, giảm 60% điện sử dụng cho các thiết bị chiếu sáng, giảm 50% lượng nước thải công nghiệp. Mặc dù vậy, mức độ áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp chưa cao. Theo báo cáo tổng kết của Sở Công Thương một số tỉnh, ước tính chỉ có khoảng 11% doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn. Ngay cả những địa phương có điều kiện thuận lợi tiếp cận về thông tin và công nghệ cũng như sẵn có nguồn lực hỗ trợ như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng chỉ có 25% số doanh nghiệp thực sự áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất.
Thực tế khi triển khai Chiến lược, có khá nhiều trở ngại mà các địa phương đã nêu ra, có thể phân loại theo các nhóm như sau:
Thứ nhất, rào cản về nhận thức của doanh nghiệp: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khó tiếp cận SXSH đối với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho rằng SXSH chỉ đơn thuần liên quan đến vệ sinh môi trường. Do đó lãnh đạo doanh nghiệp gần như không quan tâm thậm chí còn cho rằng SXSH có thể gây tốn kém thêm cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, một tâm lý nữa của các doanh nghiệp là không muốn thay đổi vì cho rằng doanh nghiệp của họ vẫn hoạt động tốt mà không cần bất cứ sự can thiệp nào khác.
Thứ hai, rào cản kỹ thuật: Hoạt động triển khai SXSH phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ. Vì vậy yếu tố kỹ thuật là một rào cản trong quá trình này đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về năng lực kỹ thuật, tiếp cận thông tin kỹ thuật và cập nhật công nghệ. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, hạn chế về mặt kỹ thuật không chỉ ở năng lực, kinh nghiệm của công nhân mà còn là trình độ kỹ thuật giám sát điều khiển và cải tiến công nghệ. Cùng với đó là tiếp cận thông tin kỹ thuật về những thành công về giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu và các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp loại này vẫn sản xuất với công nghệ cũ, truyền thống dẫn đến không tối ưu hóa được nguyên liệu đầu vào mà lại phát thải cao. Mặt khác, hướng dẫn kỹ thuật thực hiện SXSH cho các ngành sản xuất còn chưa đầy đủ (ví dụ: nhiều doanh nghiệp sản xuất cao su, chế biến cà phê quan tâm đến SXSH nhưng hiện chưa có tài liệu hướng dẫn cho các ngành này), nên các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong vận dụng vào quy trình sản xuất.
Thứ ba, rào cản kinh tế: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, họ thường có xu hướng tập trung vào công đoạn bán hàng hơn là đầu tư công nghệ, thiết bị mới để giảm chi phí trong sản xuất. Hơn nữa, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí đầu tư cho công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu thường lớn so với khả năng của doanh nghiệp và thời gian hoàn vốn dài, vì vậy các doanh nghiệp cũng khó có thể áp dụng giải pháp đầu tư công nghệ mới.
Để giải quyết những rào cản này qua đó góp phần thực hiện thành công chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Trong giai đoạn 2016 -2010, Bộ Công Thương và các Sở Công Thương cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp như nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về SXSH trên bằng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng áp dụng các mô hình điển hình thành công, khẩn trương xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật SXSH đặc thù cho từng ngành, cũng như bố trí, phân bổ kinh phí ở địa phương cho phù hợp vàcó cơ chế hỗ trợ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp.
Thu Hương