[In trang]
Đốt rác bằng công nghệ plasma
Thứ tư, 21/10/2015
TPHCM hiện đang nghiên cứu, xem xét dự án đầu tư xử lý chất thải bằng công nghệ plasma của Công ty Trisun Green Energy (Úc), vốn đầu tư khoảng 520 triệu USD. Đây được coi là công nghệ tiên tiến, có khả năng xử lý triệt để các chất độc hại và tái sinh năng lượng. - See more at: http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2015/9/397186/#sthash.OAKKvXc2.dpuf

TPHCM hiện đang nghiên cứu, xem xét dự án đầu tư xử lý chất thải bằng công nghệ plasma của Công ty Trisun Green Energy (Úc), vốn đầu tư khoảng 520 triệu USD. Đây được coi là công nghệ tiên tiến, có khả năng xử lý triệt để các chất độc hại và tái sinh năng lượng. - See more at: http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2015/9/397186/#sthash.OAKKvXc2.dpuf

Công nghệ tiên tiến

Tuy nhiên, dự án chỉ được cho là khả thi nếu đáp ứng hiệu quả về mặt kinh tế cũng như phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố. Trước đây, đã có không ít dự án đốt rác phát điện muốn đầu tư vào thành phố nhưng chưa thể triển khai vì lý do này. Theo tiến sĩ (TS) Trần Ngọc Đảm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, xử lý rác bằng công nghệ plasma là công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay (hiện Việt Nam chưa có công nghệ này): Dùng hệ thống đèn plasma đốt đưa nhiệt độ lên cao 3.000°C - 7.000°C trong điều kiện thiếu oxy tiêu hủy các loại chất thải. Trên thực tiễn, công nghệ plasma khắc phục được hầu hết các hạn chế trong các phương pháp xử lý chất thải khác trước đây như chôn lấp hay phương pháp đốt truyền thống.

Ưu điểm dễ thấy nhất của công nghệ này là xử lý triệt để tất cả các loại chất thải mà không phát sinh khói hoặc chất thải khác phải xử lý tiếp. Sản phẩm sau khi xử lý có tính trơ (xỉ thải chứa 2% - 4% thủy tinh hóa lành tính), thỏa mãn hầu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường thế giới. Sau khi đốt một tấn rác thải, lò đốt sẽ thu được khoảng 1.200m³ khí syngas trong khi lượng khí thải rất thấp, chỉ khoảng 120m³ CO2 so với 6.000m³ khi đốt bằng lò thường. Các loại nhiên liệu khí tổng hợp này có thể tạo ra năng lượng dùng cho nhà máy hoặc các nhu cầu công nghiệp khác. Ước tính, mỗi tấn rác sau quá trình khí hóa plasma sẽ tạo ra khoảng 815kW điện, cao hơn từ 20% - 50% sản lượng điện so với bất kỳ công nghệ mới nào tạo ra điện. Hơn nữa, năng lượng tái tạo có thể dùng để vận hành cơ sở khí hóa plasma và giảm được số lượng lớn khí CO2, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.

Hơn nữa, các lò đốt plasma có thiết kế nhỏ gọn nên chỉ sử dụng quỹ đất rất nhỏ, bằng khoảng 1/10 so với một số nhà máy xử lý rác khác. Trong điều kiện đất đô thị ngày càng bị thu hẹp phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, các lò đốt plasma phát huy được tính hiệu quả cao. Do vậy, hiện lò đốt plasma đang được ưu tiên sử dụng tại các quốc gia như Mỹ, Israel, Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan và bắt đầu được đưa vào châu Âu, Trung Quốc. Nước Mỹ dự tính, trong vòng 10 năm tới đây, nhờ công nghệ plasma sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu về nhiên liệu lỏng nhân tạo và 20% năng lượng từ những nguồn tái tạo.

Cân nhắc tính hiệu quả

Trong xu thế đó, việc các nhà đầu tư nước ngoài giới thiệu công nghệ plasma tại TPHCM đáng để thành phố xem xét. Bởi cho đến nay, TPHCM vẫn chưa có dự án nhà máy đốt rác phát điện nào triển khai, chỉ có bãi rác Gò Cát và Đa Phước là có hạng mục sản xuất điện từ khí phát sinh từ bãi rác. Đồng nghĩa, gần 80% rác thải được xử lý bước đầu và mang đi chôn lấp. Trong khi ở nước ngoài, rác lại là tài nguyên có thể tái chế được.

Theo TS Phan Minh Tân, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TPHCM, rào cản lớn nhất hiện nay đối với các dự án đốt rác bằng công nghệ plasma khi đầu tư vào TPHCM nằm ở giá trị đầu tư ban đầu khá lớn, buộc các chủ đầu tư phải kéo chi phí xử lý rác lên cao. Đơn giá mà hầu hết các chủ đầu tư công nghệ plasma đưa ra là 32USD/tấn cho rác sinh hoạt và 60USD/tấn cho bùn thải. Mức giá này tuy bằng với mức giá chung của thế giới, nhưng cao hơn rất nhiều chi phí mà thành phố chi trả cho các dự án xử lý rác khác, vốn áp dụng mức giá chỉ 17 - 21USD/tấn.

Để gỡ nút thắt này, các chuyên gia kiến nghị thành phố có thể xem xét thực hiện Quyết định 31 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2014) như là một phương cách để giải bài toán bù trừ chi phí xử lý. Cụ thể, đối với dự án đốt chất thải rắn trực tiếp, ngành điện sẽ có trách nhiệm ký hợp đồng mua điện liên tục trong 20 năm (với giá mua điện tương đương 2.114 đồng/kWh) đối với dự án đốt chất thải rắn trực tiếp. Theo tính toán, nếu thành phố thương lượng giữ kinh phí như hiện tại mà ngân sách trả cho chi phí xử lý rác (khoảng 20USD/tấn), đồng thời áp theo giá điện mới, một lò đốt có quy mô 1.000 tấn/ngày, sau khi trừ chi phí vận hành vẫn có khả năng thu lời gần 300 tỷ đồng/năm và hoàn vốn trong vòng 10 - 15 năm.

Tuy nhiên, ngược lại quá trình đầu tư vận hành lò đốt plasma, yếu tố an toàn cũng cần được các chủ đầu tư cam kết. Theo lý giải của một đại diện thuộc Sở KH-CN TPHCM, trong quá trình vận hành không phải không có những rủi ro. Công nghệ plasma còn rất mới mẻ và nhân lực trong nước hiểu về công nghệ này chưa nhiều. Chủ đầu tư phải có lộ trình đào tạo nhân lực trong nước có trình độ để tham gia vận hành lò đốt.

Vị chuyên gia này kỳ vọng, nếu giải quyết tốt bài toán đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư và nguồn nhân lực vận hành nhà máy như đã nói, thành phố hoàn toàn có thể xem xét cho phép đầu tư nhà máy xử lý rác bằng công nghệ plasma. Bởi công nghệ plasma vẫn đang là công nghệ tiên tiến nhất trong xử lý rác thải hiện nay.