Trà Vinh: Tăng năng lực thực hiện sản xuất sạch hơn
Thứ hai, 12/10/2015
Trà Vinh hiện có 282 doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Chế biến thực phẩm, khai khoáng, dệt may, chế biến lâm sản, hóa chất cơ bản… Với sự hỗ trợ từ trung ương và địa phương, thời gian qua, Sở Công Thương đã có nhiều giải pháp giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý và DN về sản xuất sạch hơn (SXSH), tạo ra chuyển biến tích cực trong việc áp dụng SXSH của các DN sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trà Vinh hiện có 282 doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Chế biến thực phẩm, khai khoáng, dệt may, chế biến lâm sản, hóa chất cơ bản… Với sự hỗ trợ từ trung ương và địa phương, thời gian qua, Sở Công Thương đã có nhiều giải pháp giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý và DN về sản xuất sạch hơn (SXSH), tạo ra chuyển biến tích cực trong việc áp dụng SXSH của các DN sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết: “Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, tư vấn, hỗ trợ đánh giá SXSH, nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng của SXSH và từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, sử dụng năng lượng có hiệu quả, sử dụng nguyên liệu thay thế ít phát sinh chất thải..., góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, để nâng cao năng lực cho đơn vị đầu mối là Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, sở luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các viên chức được tham dự các lớp tập huấn. Từ năm 2010-2011, chúng tôi đã tổ chức 2 lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao nhận thức về SXSH cho các cán bộ của sở, ban ngành tỉnh và của DN. Năm 2013, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn dịch vụ tài nguyên và môi trường - TP. Hồ Chí Minh tổ chức lớp đào tạo cho cán bộ phổ biến, hướng dẫn và tư vấn thực hiện SXSH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với thời gian học là 16 ngày. Qua đó, nhận thức về SXSH của đội ngũ cán bộ tại các đơn vị đầu mối được nâng lên rõ rệt”.
Chương trình SXSH ở Trà Vinh được phổ biến từ năm 2010. Sau 5 năm thực hiện, Sở Công Thương Trà Vinh đã in ấn 2.800 tờ rơi tuyên truyền SXSH và phân phối đến các cơ sở, DN trên địa bàn tỉnh; tổ chức 2 lớp đào tạo ngắn hạn, 1 lớp đào tạo 16 ngày cho 59 học viên là các cán bộ quản lý, tư vấn SXSH; 11 DN được đánh giá nhanh SXSH với tổng kinh phí thực hiện trên 561 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của DN là hơn 143 triệu đồng.
Cũng theo ông Tuấn, từ khi áp dụng đánh giá SXSH, một số DN đã bắt đầu xây dựng thói quen và quy định thực hiện các giải pháp SXSH thông qua thay đổi phương pháp quản lý nội vi. Các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, lò hơi, các giải pháp để nhận dạng tiềm năng tiết kiệm chi phí của DN, cũng như các giải pháp đơn giản đã được các DN thực hiện. Bước đầu các đơn vị đã giảm chi phí sản xuất và các chất thải ô nhiễm, góp phần gia tăng lợi nhuận, đây là điểm sáng của việc ứng dụng SXSH trên địa bàn.
Trà Vinh đã trình Bộ Công Thương đề án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy sản thị trấn Mỹ Long. Đề án sẽ đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề, giúp nâng cao nhận thức về SXSH cho các cơ sở, DN trong làng nghề cũng như đưa ra các giải pháp để các cơ sở hướng đến SXSH. Nếu đề án được phê duyệt thì đây sẽ là cơ sở để Trà Vinh xây dựng mô hình điểm trong triển khai SXSH tại các làng nghề, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Chương trình SXSH ở Trà Vinh được phổ biến từ năm 2010. Sau 5 năm thực hiện, Sở Công Thương Trà Vinh đã in ấn 2.800 tờ rơi tuyên truyền SXSH và phân phối đến các cơ sở, DN trên địa bàn tỉnh; tổ chức 2 lớp đào tạo ngắn hạn, 1 lớp đào tạo 16 ngày cho 59 học viên là các cán bộ quản lý, tư vấn SXSH; 11 DN được đánh giá nhanh SXSH với tổng kinh phí thực hiện trên 561 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của DN là hơn 143 triệu đồng.
Cũng theo ông Tuấn, từ khi áp dụng đánh giá SXSH, một số DN đã bắt đầu xây dựng thói quen và quy định thực hiện các giải pháp SXSH thông qua thay đổi phương pháp quản lý nội vi. Các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, lò hơi, các giải pháp để nhận dạng tiềm năng tiết kiệm chi phí của DN, cũng như các giải pháp đơn giản đã được các DN thực hiện. Bước đầu các đơn vị đã giảm chi phí sản xuất và các chất thải ô nhiễm, góp phần gia tăng lợi nhuận, đây là điểm sáng của việc ứng dụng SXSH trên địa bàn.
Trà Vinh đã trình Bộ Công Thương đề án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy sản thị trấn Mỹ Long. Đề án sẽ đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề, giúp nâng cao nhận thức về SXSH cho các cơ sở, DN trong làng nghề cũng như đưa ra các giải pháp để các cơ sở hướng đến SXSH. Nếu đề án được phê duyệt thì đây sẽ là cơ sở để Trà Vinh xây dựng mô hình điểm trong triển khai SXSH tại các làng nghề, địa phương trên địa bàn tỉnh.