Hiệu quả của việc tái sử dụng các nguồn chất thải trong sản xuất giấy tại Tập đoàn CHENG LOONG, Đài Loan
Thứ sáu, 09/10/2015
Tập đoàn CHENG LOONG được thành lập năm 1954, là đơn vị sản xuất giấy và thùng hộp carton lớn nhất Đài Loan, với 29 nhà máy sản xuất giấy và thùng hộp carton tại Đài Loan, Trung quốc, Indonesia và Việt Nam. Tổng sản lượng giấy các loại (giấy carton lớp mặt, giấy sóng, giấy văn phòng, giấy tissue,…) đạt 1,8 triệu tấn/năm. Hiện nay Tập đoàn CHENG LOONG đang xúc tiến đầu tư nhà máy giấy sản xuất giấy bao bì carton và giấy tissue công suất 1,2 triệu tấn/năm tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trên diện tích 100 Ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2017.
Tập đoàn CHENG LOONG được thành lập năm 1954, là đơn vị sản xuất giấy và thùng hộp carton lớn nhất Đài Loan, với 29 nhà máy sản xuất giấy và thùng hộp carton tại Đài Loan, Trung quốc, Indonesia và Việt Nam. Tổng sản lượng giấy các loại (giấy carton lớp mặt, giấy sóng, giấy văn phòng, giấy tissue,…) đạt 1,8 triệu tấn/năm. Hiện nay Tập đoàn CHENG LOONG đang xúc tiến đầu tư nhà máy giấy sản xuất giấy bao bì carton và giấy tissue công suất 1,2 triệu tấn/năm tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trên diện tích 100 Ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2017.
Với việc nhận thức về bảo vệ môi trường và tận dụng lại các nguồn chất thải trong sản xuất giấy, Tập đoàn CHENG LOONG đã mạnh dạn đầu tư các hệ thống xử lý với công nghệ hiện đại nhằm thu hồi và tái sử dụng các chất thải như ni-lon, bùn thải để làm viên nén RDF (Refuse Derived Fuel-Nhiên liệu thu hồi từ chất thải) đốt trong lò hơi, tro để làm gạch xây dựng, sỏi đá và thuỷ tinh để làm gạch lót vỉa hè, khí Methane (CH4) để đốt lò hơi,…Bên cạnh đó, Tập đoàn CHENG LOONG còn đầu tư lắp đặt các hệ thống Turbine phát điện, hệ thống điện gió và hệ thống thu năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho nhà máy. Tập đoàn CHENG LOONG đã đạt được các giấy chứng nhận về ISO 9001 (quản lý chất lượng), OHSA 18001 (trách nhiệm xã hội), FSC (đảm bảo sử dụng có trách nhiệm nguồn tài nguyên rừng), ISO 14001 (môi trường) và ISO 50001 (năng lượng tái tạo).
Các công đoạn thu hồi và tái sử dụng các nguồn thải như sau:
1/ Các chất thải (bột thải, ni-lon, chai nhựa,…) từ hệ thống sàng, lọc được thu gom và đưa vào máy ép vắt để loại bớt nước, sau đó hỗn hợp được đưa vào máy ép đùn tạo viên nén RDF (với kích cỡ: dài 10 cm, đường kính 3 cm). Độ khô của viên nén RDF thành phẩm đạt 80% với nhiệt trị là 6.300 Kcal (tương đương với nhiệt trị của than cám 4A). Sau đó viên nén RDF được đưa vào lò hơi tầng sôi đốt chung với than cám.
2/ Các chất thải (bột thải, ni-lon, dây kẽm,…) từ hồ quậy thuỷ lực được thu gom và đưa vào máy chặt, tại đây dây kẽm được cắt nhỏ (khoảng 5 cm), sau đó hỗn hợp được đi qua thiết bị từ tính để tách loại hết dây kẽm. Tiếp theo, hỗn hợp được đưa vào hệ thống sấy để đạt độ khô 90% trước khi đưa đến máy ép đùn để tạo thành viên nén RDF. Cuối cùng viên nén RDF được đưa vào lò hơi tầng sôi đốt chung với than cám. Dây kẽm được đưa đến nhà máy thép để tái chế.
3/ Toàn bộ bùn thải của hệ thống xử lý nước thải (bùn hoá lý và bùn sinh học) sau khi ép đến độ khô khoảng 30% được trộn với bột mịn thải, sau đó hỗn hợp được đưa vào đốt tại lò hơi đốt rác thải ở nhiệt độ khoảng 1.200oC.
4/ Khí Methane (CH4) có nhiệt trị khoảng 9.000 Kcal sinh ra từ bể kỵ khí UASB và bể kỵ khí cao tải IC của hệ thống xử lý nước thải được tách loại khí Hydro Sulfur (H2S) và khí Dioxide Carbon (CO2) trước khi đưa vào đốt tại lò hơi.
5/ Tro bay của các lò hơi được thu gom bởi các hệ thống lọc bụi (dạng túi lọc), sau đó được trộn với xi-măng để làm gạch xây dựng.
6/ Xỉ than của các lò hơi cũng được thu gom và trộn với xi-măng để làm gạch block xây hàng rào.
7/ Sỏi, mảnh thuỷ tinh và cát được thu gom từ hồ quậy thuỷ lực, các hệ thống sàng, các hệ thống lọc của dây chuyền sản xuất bột OCC và DIP được trộn với xi-măng và các chất kết dính để làm gạch lót vỉa hè.
Trong bột thải có lẫn khá nhiều ni-lon nên khi đốt viên nén RDF sẽ sinh ra khí Dioxin (C12H4O2Cl4) và khí Furan (C4H4O) là các tác nhân gây ung thư (Dioxin hay còn gọi là chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng ở Việt nam thời chiến tranh). Nhằm giải quyết vấn đề này một cách triệt để, Tập đoàn CHENG LOONG đã đầu tư lắp đặt các hệ thống lọc Nano (Catalytic filter system) tại các lò hơi đốt viên nén RDF và lò hơi đốt rác thải. Khí Dioxin và Furan khi đi qua hệ thống lọc Nano sẽ bị phân huỷ thành nước và khí carbonic không gây nguy hại cho môi trường. Hàm lượng phát thải Dioxin nhỏ hơn 0,1 ngTEQ/Nm3 (thấp hơn khoảng 6 lần so với qui chuẩn khí thải về lò đốt chất thải công nghiệp QCVN 30:2012/BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường).
Với việc tái sử dụng các nguồn thải trong sản xuất giấy, hằng năm Tập đoàn CHENG LOONG đã tiết kiệm được khoảng 2 triệu USD cho chi phí năng lượng.
Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và quan trọng, cùng với mục tiêu sản xuất hiệu quả và phát triển bền vững, ban Lãnh đạo công ty giấy An Bình sẽ đầu tư các hệ thống thu gom và tái sử dụng các nguồn chất thải của nhà máy giấy An Bình – Bàu Bàng công suất 100.000 tấn/năm (giai đoạn 1) tại Bình Dương khi nhà máy đi vào hoạt động vào cuối năm 2016 và tiếp tục đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo vào năm 2020.
Các công đoạn thu hồi và tái sử dụng các nguồn thải như sau:
1/ Các chất thải (bột thải, ni-lon, chai nhựa,…) từ hệ thống sàng, lọc được thu gom và đưa vào máy ép vắt để loại bớt nước, sau đó hỗn hợp được đưa vào máy ép đùn tạo viên nén RDF (với kích cỡ: dài 10 cm, đường kính 3 cm). Độ khô của viên nén RDF thành phẩm đạt 80% với nhiệt trị là 6.300 Kcal (tương đương với nhiệt trị của than cám 4A). Sau đó viên nén RDF được đưa vào lò hơi tầng sôi đốt chung với than cám.
2/ Các chất thải (bột thải, ni-lon, dây kẽm,…) từ hồ quậy thuỷ lực được thu gom và đưa vào máy chặt, tại đây dây kẽm được cắt nhỏ (khoảng 5 cm), sau đó hỗn hợp được đi qua thiết bị từ tính để tách loại hết dây kẽm. Tiếp theo, hỗn hợp được đưa vào hệ thống sấy để đạt độ khô 90% trước khi đưa đến máy ép đùn để tạo thành viên nén RDF. Cuối cùng viên nén RDF được đưa vào lò hơi tầng sôi đốt chung với than cám. Dây kẽm được đưa đến nhà máy thép để tái chế.
3/ Toàn bộ bùn thải của hệ thống xử lý nước thải (bùn hoá lý và bùn sinh học) sau khi ép đến độ khô khoảng 30% được trộn với bột mịn thải, sau đó hỗn hợp được đưa vào đốt tại lò hơi đốt rác thải ở nhiệt độ khoảng 1.200oC.
4/ Khí Methane (CH4) có nhiệt trị khoảng 9.000 Kcal sinh ra từ bể kỵ khí UASB và bể kỵ khí cao tải IC của hệ thống xử lý nước thải được tách loại khí Hydro Sulfur (H2S) và khí Dioxide Carbon (CO2) trước khi đưa vào đốt tại lò hơi.
5/ Tro bay của các lò hơi được thu gom bởi các hệ thống lọc bụi (dạng túi lọc), sau đó được trộn với xi-măng để làm gạch xây dựng.
6/ Xỉ than của các lò hơi cũng được thu gom và trộn với xi-măng để làm gạch block xây hàng rào.
7/ Sỏi, mảnh thuỷ tinh và cát được thu gom từ hồ quậy thuỷ lực, các hệ thống sàng, các hệ thống lọc của dây chuyền sản xuất bột OCC và DIP được trộn với xi-măng và các chất kết dính để làm gạch lót vỉa hè.
Trong bột thải có lẫn khá nhiều ni-lon nên khi đốt viên nén RDF sẽ sinh ra khí Dioxin (C12H4O2Cl4) và khí Furan (C4H4O) là các tác nhân gây ung thư (Dioxin hay còn gọi là chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng ở Việt nam thời chiến tranh). Nhằm giải quyết vấn đề này một cách triệt để, Tập đoàn CHENG LOONG đã đầu tư lắp đặt các hệ thống lọc Nano (Catalytic filter system) tại các lò hơi đốt viên nén RDF và lò hơi đốt rác thải. Khí Dioxin và Furan khi đi qua hệ thống lọc Nano sẽ bị phân huỷ thành nước và khí carbonic không gây nguy hại cho môi trường. Hàm lượng phát thải Dioxin nhỏ hơn 0,1 ngTEQ/Nm3 (thấp hơn khoảng 6 lần so với qui chuẩn khí thải về lò đốt chất thải công nghiệp QCVN 30:2012/BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường).
Với việc tái sử dụng các nguồn thải trong sản xuất giấy, hằng năm Tập đoàn CHENG LOONG đã tiết kiệm được khoảng 2 triệu USD cho chi phí năng lượng.
Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và quan trọng, cùng với mục tiêu sản xuất hiệu quả và phát triển bền vững, ban Lãnh đạo công ty giấy An Bình sẽ đầu tư các hệ thống thu gom và tái sử dụng các nguồn chất thải của nhà máy giấy An Bình – Bàu Bàng công suất 100.000 tấn/năm (giai đoạn 1) tại Bình Dương khi nhà máy đi vào hoạt động vào cuối năm 2016 và tiếp tục đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo vào năm 2020.