Khuyến công hỗ trợ tăng năng suất lao động
Thứ ba, 16/07/2013
Để khuyến khích các DN, cơ sở sản xuất tại làng nghề và Cụm công nghiệp Đồng Côi nâng cao năng suất lao động, hạn chế tác động tới môi trường, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (IPC 1) đã hỗ trợ Công ty TNHH Việt Thắng xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Chế tạo kết cấu thép phi tiêu chuẩn” tạo ra các sản phẩm cơ khí phục vụ khai thác mỏ, giao thông…
Để khuyến khích các DN, cơ sở sản xuất tại làng nghề và Cụm công nghiệp Đồng Côi nâng cao năng suất lao động, hạn chế tác động tới môi trường, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (IPC 1) đã hỗ trợ Công ty TNHH Việt Thắng xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Chế tạo kết cấu thép phi tiêu chuẩn” tạo ra các sản phẩm cơ khí phục vụ khai thác mỏ, giao thông…
Theo đại diện Công ty TNHH Việt Thắng, Cụm công nghiệp Đồng Côi, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, Nam Định, Đồng Côi là làng nghề cơ khí mạ nổi tiếng của tỉnh Nam Định, sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ rộng rãi trên khắp cả nước. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt bằng, sản xuất thủ công nên năng lực sản xuất của các cơ sở làng nghề còn thấp, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, việc triển khai mô hình sẽ góp phần giải bài toán vừa tăng năng suất vừa đảm bảo môi trường của địa phương.
Mô hình có công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư trên 21,185 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia năm 2013, IPC 1 đã hỗ trợ cho DN 226,3 triệu đồng đầu tư máy móc thiết bị.
Mô hình ứng dụng máy đột dập li hợp trong chế tạo các kết cấu thép phi tiêu chuẩn. Đây là thiết bị đột dập khá hiện đại, việc đưa thiết bị này vào mô hình mặc dù khiến tổng mức đầu tư cao hơn nhiều so với dây chuyền sản xuất truyền thống nhưng bù lại năng suất lao động của DN sẽ tăng lên gấp 2 lần. Sản phẩm làm ra đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, nguyên liệu, kích thước định hình và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, mô hình còn giúp giảm hao hụt nguyên vật liệu, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của DN.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của mô hình cũng cho thấy, sau khi vận hành ổn định và đạt 100% công suất, mô hình sẽ giúp DN đạt mức lợi nhuận sau thuế bình quân hơn 2,511 tỷ đồng mỗi năm, thời gian hoàn vốn đầu tư là gần 6 năm. Cùng với đó, sản phẩm đầu ra của công ty hiện đang “bám chắc” vào các khách hàng lớn trong nước như: Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, các công ty xây dựng công trình giao thông, các tổng công ty xây dựng …đây cũng là những điều kiện đảm bảo cho hiệu quả kinh tế lâu dài của mô hình.
Được biết, ngoài mục đích giúp DN tăng năng suất lao động, tăng doanh thu và giảm ô nhiễm môi trường, mô hình còn tạo điển hình thu hút sự quan tâm của các DN trong tỉnh. Thời gian tới, IPC1 cũng sẽ tổ chức Hội nghị triển khai giới thiệu nhân rộng mô hình ra các đơn vị khác trên địa bàn, góp phần hiện đại hóa nghề cơ khí mạ truyền thống, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp nông thôn tỉnh phát triển./.
Mô hình có công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư trên 21,185 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia năm 2013, IPC 1 đã hỗ trợ cho DN 226,3 triệu đồng đầu tư máy móc thiết bị.
Mô hình ứng dụng máy đột dập li hợp trong chế tạo các kết cấu thép phi tiêu chuẩn. Đây là thiết bị đột dập khá hiện đại, việc đưa thiết bị này vào mô hình mặc dù khiến tổng mức đầu tư cao hơn nhiều so với dây chuyền sản xuất truyền thống nhưng bù lại năng suất lao động của DN sẽ tăng lên gấp 2 lần. Sản phẩm làm ra đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, nguyên liệu, kích thước định hình và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, mô hình còn giúp giảm hao hụt nguyên vật liệu, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của DN.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của mô hình cũng cho thấy, sau khi vận hành ổn định và đạt 100% công suất, mô hình sẽ giúp DN đạt mức lợi nhuận sau thuế bình quân hơn 2,511 tỷ đồng mỗi năm, thời gian hoàn vốn đầu tư là gần 6 năm. Cùng với đó, sản phẩm đầu ra của công ty hiện đang “bám chắc” vào các khách hàng lớn trong nước như: Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, các công ty xây dựng công trình giao thông, các tổng công ty xây dựng …đây cũng là những điều kiện đảm bảo cho hiệu quả kinh tế lâu dài của mô hình.
Được biết, ngoài mục đích giúp DN tăng năng suất lao động, tăng doanh thu và giảm ô nhiễm môi trường, mô hình còn tạo điển hình thu hút sự quan tâm của các DN trong tỉnh. Thời gian tới, IPC1 cũng sẽ tổ chức Hội nghị triển khai giới thiệu nhân rộng mô hình ra các đơn vị khác trên địa bàn, góp phần hiện đại hóa nghề cơ khí mạ truyền thống, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp nông thôn tỉnh phát triển./.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc IPC1, Mô hình trình diễn kỹ thuật chế tạo các kết cấu thép phi tiêu chuẩn là dự án có tính thực tiễn, tính khả thi cao. Ngoài việc giúp phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, dự án còn giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động địa phương với mức thu nhập 2.000.000 đồng/người/tháng, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn và đóng góp một phần tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. |