Sản xuất sạch hơn để giảm chi phí cho doanh nghiệp
Thứ ba, 16/07/2013
Dự án đào tạo sản xuất sạch hơn (SXSH) và quản lý chất thải cho doanh nghiệp được Công ty TNHH Dow Chemical Internatinal, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Môi trường và sản xuất sạch (Bộ Công thương) phối hợp thực hiện. Dự án nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về SXSH, quản lý chất thải trong doanh nghiệp. Báo Phú Yên trao đổi với ông Trần An, chuyên viên tư vấn của dự án về vấn đề có liên quan đến dự án này.
Dự án đào tạo sản xuất sạch hơn (SXSH) và quản lý chất thải cho doanh nghiệp được Công ty TNHH Dow Chemical Internatinal, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Môi trường và sản xuất sạch (Bộ Công thương) phối hợp thực hiện. Dự án nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về SXSH, quản lý chất thải trong doanh nghiệp. Báo Phú Yên trao đổi với ông Trần An, chuyên viên tư vấn của dự án về vấn đề có liên quan đến dự án này.
* Ông cho biết ý nghĩa của hoạt động SXSH đối với các doanh nghiệp?
SXSH là áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. SXSH giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; giảm chi phí sản xuất nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn và tái sử dụng; góp phần cải thiện môi trường làm việc; giảm tải lượng dòng thải và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. SXSH giúp hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường và xã hội. SXSH có thể áp dụng cho mọi quy mô doanh nghiệp mà không đòi hỏi đầu tư quá nhiều kinh phí.
Khi áp dụng SXSH thì các doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên hưởng lợi nhờ giảm chi phí sản xuất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng trên một đơn vị sản phẩm; SXSH làm tăng hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu; tăng hiệu quả về môi trường.
Thực trạng SXSH hiện nay của các doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Năm 2010, khi triển khai thực hiện dự án, chúng tôi đã gửi phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp. Theo kết quả trên 6.000 phiếu phản hồi, chúng tôi nhận thấy chỉ có khoảng 1.000/100.000 doanh nghiệp đã biết và áp dụng SXSH với các mức độ khác nhau. Con số này cho thấy đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp ý thức được về SXSH, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc theo dõi mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu, sử dụng năng lượng luôn được thực hiện rất sát và cụ thể; được cập nhật và phân tích hàng ngày để sớm phát hiện những nguy cơ gây lãng phí nguyên, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất; từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến, giảm nguyên nhiên liệu, năng lượng sản xuất. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khâu này rất ít được quan tâm hoặc thực hiện mang tính hình thức; không đúng kỹ thuật.
Một lỗi cơ bản của các doanh nghiệp này là không kiểm soát chặt chẽ lượng năng lượng tiêu hao từng ngày; tổ chức, quản lý sản xuất chưa chặt chẽ; còn để xảy ra tình trạng rò rỉ, thất thoát nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng; ý thức của người lao động chưa cao; còn nhiều sản phẩm hỏng, lỗi… Nếu kiểm soát tốt, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm từ 5 đến 15% chi phí sản xuất mà không cần tốn kém nhiều kinh phí đầu tư thông qua các biện pháp quản lý nội vi, quản lý sản xuất, kiểm soát tốt quá trình sản xuất…
Các doanh nghiệp có thể tiếp cận SXSH theo những hướng nào, thưa ông?
Khi tư vấn cho các doanh nghiệp về SXSH, chúng tôi luôn đưa ra 2 nhóm giải pháp cho doanh nghiệp lựa chọn. Đối với các giải pháp chi phí thấp, các doanh nghiệp phải thực hiện tốt quản lý nội vi như sắp xếp nguyên vật liệu, sản phẩm theo trình tự ngăn nắp; tổ chức, quản lý tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, hạn chế các rò rỉ, thất thoát từ các đường ống nước, ống hơi; rò rỉ nguyên liệu trên dây chuyền công nghệ; bảo trì tốt các thiết bị máy móc... Ngoài ra, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất tổ chức, quản lý sản xuất như chuẩn hóa các điều kiện vận hành trên từng công đoạn; kiểm soát chất lượng và tổ chức sản xuất hiệu quả để giảm lãng phí, thất thoát, giảm tình trạng máy chạy không tải; công nhân chờ việc… Với những giải pháp này, chỉ cần các doanh nghiệp chịu khó kiểm soát, đầu tư lại chặt chẽ các khâu sản xuất là đã có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.
Với các doanh nghiệp có khả năng đầu tư chi phí lớn thì có thể chọn các giải pháp như thay thế nguyên vật liệu, cải tiến thiết bị, máy móc đã cũ, lạc hậu, gây tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng hoặc áp dụng các công nghệ sản xuất mới. Mặc dù chi phí đầu tư cho nhóm giải pháp này rất lớn nhưng có thể tiết kiệm và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
SXSH là áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. SXSH giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; giảm chi phí sản xuất nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn và tái sử dụng; góp phần cải thiện môi trường làm việc; giảm tải lượng dòng thải và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. SXSH giúp hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường và xã hội. SXSH có thể áp dụng cho mọi quy mô doanh nghiệp mà không đòi hỏi đầu tư quá nhiều kinh phí.
Khi áp dụng SXSH thì các doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên hưởng lợi nhờ giảm chi phí sản xuất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng trên một đơn vị sản phẩm; SXSH làm tăng hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu; tăng hiệu quả về môi trường.
Thực trạng SXSH hiện nay của các doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Năm 2010, khi triển khai thực hiện dự án, chúng tôi đã gửi phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp. Theo kết quả trên 6.000 phiếu phản hồi, chúng tôi nhận thấy chỉ có khoảng 1.000/100.000 doanh nghiệp đã biết và áp dụng SXSH với các mức độ khác nhau. Con số này cho thấy đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp ý thức được về SXSH, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc theo dõi mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu, sử dụng năng lượng luôn được thực hiện rất sát và cụ thể; được cập nhật và phân tích hàng ngày để sớm phát hiện những nguy cơ gây lãng phí nguyên, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất; từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến, giảm nguyên nhiên liệu, năng lượng sản xuất. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khâu này rất ít được quan tâm hoặc thực hiện mang tính hình thức; không đúng kỹ thuật.
Một lỗi cơ bản của các doanh nghiệp này là không kiểm soát chặt chẽ lượng năng lượng tiêu hao từng ngày; tổ chức, quản lý sản xuất chưa chặt chẽ; còn để xảy ra tình trạng rò rỉ, thất thoát nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng; ý thức của người lao động chưa cao; còn nhiều sản phẩm hỏng, lỗi… Nếu kiểm soát tốt, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm từ 5 đến 15% chi phí sản xuất mà không cần tốn kém nhiều kinh phí đầu tư thông qua các biện pháp quản lý nội vi, quản lý sản xuất, kiểm soát tốt quá trình sản xuất…
Các doanh nghiệp có thể tiếp cận SXSH theo những hướng nào, thưa ông?
Khi tư vấn cho các doanh nghiệp về SXSH, chúng tôi luôn đưa ra 2 nhóm giải pháp cho doanh nghiệp lựa chọn. Đối với các giải pháp chi phí thấp, các doanh nghiệp phải thực hiện tốt quản lý nội vi như sắp xếp nguyên vật liệu, sản phẩm theo trình tự ngăn nắp; tổ chức, quản lý tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, hạn chế các rò rỉ, thất thoát từ các đường ống nước, ống hơi; rò rỉ nguyên liệu trên dây chuyền công nghệ; bảo trì tốt các thiết bị máy móc... Ngoài ra, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất tổ chức, quản lý sản xuất như chuẩn hóa các điều kiện vận hành trên từng công đoạn; kiểm soát chất lượng và tổ chức sản xuất hiệu quả để giảm lãng phí, thất thoát, giảm tình trạng máy chạy không tải; công nhân chờ việc… Với những giải pháp này, chỉ cần các doanh nghiệp chịu khó kiểm soát, đầu tư lại chặt chẽ các khâu sản xuất là đã có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.
Với các doanh nghiệp có khả năng đầu tư chi phí lớn thì có thể chọn các giải pháp như thay thế nguyên vật liệu, cải tiến thiết bị, máy móc đã cũ, lạc hậu, gây tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng hoặc áp dụng các công nghệ sản xuất mới. Mặc dù chi phí đầu tư cho nhóm giải pháp này rất lớn nhưng có thể tiết kiệm và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.