Sản xuất sạch - tiêu dùng sạch
Thứ tư, 10/07/2013
Tính đến nay tại Việt Nam, Rạng Đông là đơn vị duy nhất có thể sản xuất được thủy tinh không chì, sản phẩm an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường, và có khả năng tái chế, thu hồi.
Tính đến nay tại Việt Nam, Rạng Đông là đơn vị duy nhất có thể sản xuất được thủy tinh không chì, sản phẩm an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường, và có khả năng tái chế, thu hồi.
Do thủy tinh là loại vật liệu quan
trọng, chiếm từ 30 - 40% chi phí giá thành sản phẩm, và sản xuất thủy
tinh được coi là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất bóng đèn, có vai
trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm - hằng năm hàng
trăm triệu sản phẩm bóng đèn các loại của Công ty cổ phần bóng đèn
phích nước Rạng Đông đòi hỏi lượng thủy tinh lên tới hàng chục ngàn tấn
– nên để chủ động cho sản xuất, Rạng Đông đã quyết định đầu tư xây dựng
lò thủy tinh không chì công suất 19 tấn/ngày. Công ty cũng mạnh dạn đầu
tư áp dụng công nghệ trợ đốt bằng điện, trở thành nơi đầu tiên ở Việt
Nam có lò thủy tinh áp dụng công nghệ tiên tiến này.
Nếu như trước kia với công nghệ sử dụng đốt hoàn toàn bằng dầu FO, phần dầu đốt hoàn toàn nằm trên bề mặt thủy tinh làm cho hiệu suất tận dụng nhiệt của ngọn lửa dầu FO chỉ đạt 25%, thì nay với công nghệ trợ đốt bằng điện, người ta đưa điện cực vào trong lòng khối thủy tinh làm cho hiệu suất tận dụng nhiệt của điện trợ nấu trong lòng khối thủy tinh lên tới 90%. Điều này giúp nâng công suất khai thác của lò tăng thêm 30%, giảm lượng tiêu thụ dầu FO từ 170 lít/tấn thủy tinh xuống còn 145 lít/tấn thủy tinh, giảm chi phí nhiên liệu 25- 30%, giảm phát thải khí nhà kính do góp phần bảo vệ môi trường phù hợp với xu hướng sản xuất sạch hơn.
Cạnh tranh quốc tế
Những nỗ lực cải tiến công nghệ sản xuất như vậy đã giúp Rạng Đông có một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước. Nhưng bài toán tiếp tục được đặt ra là làm sao tiếp tục tiết kiệm vật liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với các hãng nổi tiếng của nước ngoài.
Để giải quyết yêu cầu này, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển R&D của Rạng Đông đã phối hợp với Viện Tiên tiến Công nghệ - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu thành công công nghệ phủ gia cường bề mặt ống thủy tinh bằng dung dịch nano oxit. Đây là công nghệ phun một lớp chất lỏng không độc, không màu, trong suốt. Công nghệ màng phủ kích cỡ nano có những tính chất ưu việt, tốt hơn rất nhiều so với công nghệ màng phủ kích cỡ micro, macro. Màng này góp phần đẩy lùi tất cả các chất bám vào từ chất lỏng tới bụi, thậm chí cả vi khuẩn.
Bên cạnh đó, công nghệ chất phủ gia cường còn giúp công ty có thể tiến hành sản xuất thu nhỏ đường kính ống thủy tinh hay làm mỏng chiều dày đường kính ống thủy tinh để giúp giảm chi phí nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn như thu nhỏ đường kính ống đèn huỳnh quang từ 32,5mm xuống còn 25,5mm, giảm chiều dày của ống đèn từ 0,8mm xuống còn 0,68 mm, giảm tới 40% lượng nguyên vật liệu. Các sản phẩm bóng đèn được sản xuất ra vừa có chất lượng cao hơn, nhỏ gọn hơn, dẫn đến giảm các chi phí về bao bì, đóng gói, vận chuyển. Đối với đèn compact giảm kích thước đường kính các loại ống phóng điện xuống từ 16,5mm còn 14mm, giảm 12,3 mm xuống còn 9mm, hay xuống 7 mm giúp sản xuất ra các loại bóng đèn compact T5, T4, T3, T2 nhỏ gọn hơn, có thể lắp đặt dễ dàng vào trong chao, đèn trang trí.
Khả năng chủ động sản xuất thủy tinh không chì, áp dụng công nghệ trợ đốt bằng điện trong lò nấu thủy tinh, và việc nghiên cứu chế tạo chất phủ gia cường bề mặt thủy tinh bằng công nghệ Nano đã giúp Rạng Đông chủ động sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm điện, sử dụng ít nguyên vật liệu, và thân thiện hơn với môi trường, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, phù hợp với xu hướng sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.
Nếu như trước kia với công nghệ sử dụng đốt hoàn toàn bằng dầu FO, phần dầu đốt hoàn toàn nằm trên bề mặt thủy tinh làm cho hiệu suất tận dụng nhiệt của ngọn lửa dầu FO chỉ đạt 25%, thì nay với công nghệ trợ đốt bằng điện, người ta đưa điện cực vào trong lòng khối thủy tinh làm cho hiệu suất tận dụng nhiệt của điện trợ nấu trong lòng khối thủy tinh lên tới 90%. Điều này giúp nâng công suất khai thác của lò tăng thêm 30%, giảm lượng tiêu thụ dầu FO từ 170 lít/tấn thủy tinh xuống còn 145 lít/tấn thủy tinh, giảm chi phí nhiên liệu 25- 30%, giảm phát thải khí nhà kính do góp phần bảo vệ môi trường phù hợp với xu hướng sản xuất sạch hơn.
Cạnh tranh quốc tế
Những nỗ lực cải tiến công nghệ sản xuất như vậy đã giúp Rạng Đông có một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước. Nhưng bài toán tiếp tục được đặt ra là làm sao tiếp tục tiết kiệm vật liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với các hãng nổi tiếng của nước ngoài.
Để giải quyết yêu cầu này, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển R&D của Rạng Đông đã phối hợp với Viện Tiên tiến Công nghệ - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu thành công công nghệ phủ gia cường bề mặt ống thủy tinh bằng dung dịch nano oxit. Đây là công nghệ phun một lớp chất lỏng không độc, không màu, trong suốt. Công nghệ màng phủ kích cỡ nano có những tính chất ưu việt, tốt hơn rất nhiều so với công nghệ màng phủ kích cỡ micro, macro. Màng này góp phần đẩy lùi tất cả các chất bám vào từ chất lỏng tới bụi, thậm chí cả vi khuẩn.
Bên cạnh đó, công nghệ chất phủ gia cường còn giúp công ty có thể tiến hành sản xuất thu nhỏ đường kính ống thủy tinh hay làm mỏng chiều dày đường kính ống thủy tinh để giúp giảm chi phí nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn như thu nhỏ đường kính ống đèn huỳnh quang từ 32,5mm xuống còn 25,5mm, giảm chiều dày của ống đèn từ 0,8mm xuống còn 0,68 mm, giảm tới 40% lượng nguyên vật liệu. Các sản phẩm bóng đèn được sản xuất ra vừa có chất lượng cao hơn, nhỏ gọn hơn, dẫn đến giảm các chi phí về bao bì, đóng gói, vận chuyển. Đối với đèn compact giảm kích thước đường kính các loại ống phóng điện xuống từ 16,5mm còn 14mm, giảm 12,3 mm xuống còn 9mm, hay xuống 7 mm giúp sản xuất ra các loại bóng đèn compact T5, T4, T3, T2 nhỏ gọn hơn, có thể lắp đặt dễ dàng vào trong chao, đèn trang trí.
Khả năng chủ động sản xuất thủy tinh không chì, áp dụng công nghệ trợ đốt bằng điện trong lò nấu thủy tinh, và việc nghiên cứu chế tạo chất phủ gia cường bề mặt thủy tinh bằng công nghệ Nano đã giúp Rạng Đông chủ động sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm điện, sử dụng ít nguyên vật liệu, và thân thiện hơn với môi trường, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, phù hợp với xu hướng sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.
Thủy
tinh không chì là một loại vật liệu mới phát triển trên thế giới khoảng
hơn chục năm nay, do trong thành phần không có chì nên có ưu điểm là an
toàn và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, trong thành phần thủy tinh không chì có chứa các thành phần từ nguyên tố đất hiếm như ôxít cerium CeO2, ôxít sắt Fe2O3
giúp cho thủy tinh có thể ngăn chặn được các tia tử ngoại có bước sóng
nhỏ hơn 320nm và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng thời trong
thành phần có hàm lượng Na thấp nên hạn chế được quá trình phản ứng
thủy ngân với kiềm gây đen, giúp nâng cao chất lượng của đèn. |