Hải Dương: Nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn
Thứ năm, 07/04/2011
Tại Hải Dương, nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến, góp phần phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn.
Tại Hải Dương, nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến, góp phần phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn.
Ngay từ năm 2006, thực hiện chủ trương chung, tỉnh đã bắt đầu triển khai sản xuất sạch hơn (SXSH) ở nhiều doanh nghiệp. Việc làm đầu tiên là hỗ trợ phát triển lò gạch liên tục kiểu đứng (LTKĐ) thay thế cho lò gạch thủ công truyền thống. Mỗi lò tham gia dự án đều được hỗ trợ tiền, hướng dẫn mua thiết bị, xây dựng, lắp ráp và vận hành lò gạch, giám sát thi công, đào tạo công nhân sản xuất gạch mộc… Trong quá trình đó, công nghệ lò gạch LTKĐ liên tục được hoàn thiện thêm. Các lò xây dựng sau này đều có khả năng tiết kiệm nhiên liệu, lao động cao hơn, giảm thiểm ô nhiễm môi trường nhiều hơn và chất lượng gạch cũng tốt hơn. Gần đây, nhiều lò gạch LTKĐ tiếp tục được cải tiến, từ kết cấu lò đến quy trình và kỹ thuật sản xuất. Thân và ống khói của các cụm lò này cao trên 20m, để lửa lên đều, gạch ra lò đẹp hơn.
Hiện, trong danh sách những "điểm đen" ô nhiễm nghiêm trọng cần xử lý ngay theo Quyết định số 64/QĐ-CP năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh có nhóm các nhà máy xi măng lò đứng (XMLĐ). Trong đó có tới 6 nhà máy XMLĐ tập trung trên địa bàn huyện Kinh Môn. Các đơn vị trên đều sử dụng công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp bán khô, nung lò đứng (do Việt Nam thiết kế hoặc mua của Trung Quốc), thuộc thế hệ không tiên tiến và lắp đặt không đồng bộ. Hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường có nhưng không xử lý triệt để hoặc không được vận hành đúng quy trình kỹ thuật... Trên địa bàn huyện Kinh Môn còn có không ít trạm nghiền sàng đá, lò nung vôi và nhiều phương tiện tham gia hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng trong điều kiện hạ tầng giao thông kém cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường… Trước thực trạng trên, các ngành chức năng của tỉnh đã nhiều lần tổ chức kiểm tra đánh giá tác động môi trường. UBND tỉnh đã kiên quyết yêu cầu các nhà máy sản xuất XMLĐ trên địa bàn phải dừng hoạt động nếu không xử lý ô nhiễm môi trường... Khoảng 4 - 5 năm nay, các doanh nghiệp trên đã đầu tư lắp đặt hệ thống lọc bụi túi xử lý khói bụi cho các lò nung XMLĐ, tạo chuyển biến tích cực về môi trường.
Nhiều cơ sở đã nhận thức và hưởng ứng chương trình SXSH một cách tích cực và thu được kết quả khả quan. Ví dụ như cơ sở sản xuất xi măng lò quay công suất lớn từ 1-1,8 triệu tấn/năm, sử dụng dây chuyền thiết bị của Đan Mạch, Trung Quốc; gạch ốp lát công suất từ 1 triệu m2/năm, với dây chuyền đồng bộ của Italia; gạch nung công nghệ tuy-nen, công suất từ 10-20 triệu viên/năm; dây chuyền sản xuất tấm lợp 1 triệu m2/năm; công nghệ gạch không nung áp dụng công nghệ hiện đại của Trung Quốc, Đức tại các doanh nghiệp Đoàn Minh Công, Sông Đà - Cao Cường... Kết quả bước đầu góp phần phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm vẫn là những thách thức lớn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ tiềm lực để thay các công nghệ lạc hậu. Số lượng các khu, cụm công nghiệp tăng rất nhanh, nhưng hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả chưa cao, xử lý rác thải chưa đồng bộ... SXSH trong sản xuất công nghiệp nói chung, trong sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng tại địa bàn tỉnh Hải Dương cũng như nhiều địa phương khác rất cần sự quan tâm của Nhà nước, các cấp, ngành liên quan thúc đẩy nhân rộng.
Hiện, trong danh sách những "điểm đen" ô nhiễm nghiêm trọng cần xử lý ngay theo Quyết định số 64/QĐ-CP năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh có nhóm các nhà máy xi măng lò đứng (XMLĐ). Trong đó có tới 6 nhà máy XMLĐ tập trung trên địa bàn huyện Kinh Môn. Các đơn vị trên đều sử dụng công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp bán khô, nung lò đứng (do Việt Nam thiết kế hoặc mua của Trung Quốc), thuộc thế hệ không tiên tiến và lắp đặt không đồng bộ. Hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường có nhưng không xử lý triệt để hoặc không được vận hành đúng quy trình kỹ thuật... Trên địa bàn huyện Kinh Môn còn có không ít trạm nghiền sàng đá, lò nung vôi và nhiều phương tiện tham gia hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng trong điều kiện hạ tầng giao thông kém cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường… Trước thực trạng trên, các ngành chức năng của tỉnh đã nhiều lần tổ chức kiểm tra đánh giá tác động môi trường. UBND tỉnh đã kiên quyết yêu cầu các nhà máy sản xuất XMLĐ trên địa bàn phải dừng hoạt động nếu không xử lý ô nhiễm môi trường... Khoảng 4 - 5 năm nay, các doanh nghiệp trên đã đầu tư lắp đặt hệ thống lọc bụi túi xử lý khói bụi cho các lò nung XMLĐ, tạo chuyển biến tích cực về môi trường.
Nhiều cơ sở đã nhận thức và hưởng ứng chương trình SXSH một cách tích cực và thu được kết quả khả quan. Ví dụ như cơ sở sản xuất xi măng lò quay công suất lớn từ 1-1,8 triệu tấn/năm, sử dụng dây chuyền thiết bị của Đan Mạch, Trung Quốc; gạch ốp lát công suất từ 1 triệu m2/năm, với dây chuyền đồng bộ của Italia; gạch nung công nghệ tuy-nen, công suất từ 10-20 triệu viên/năm; dây chuyền sản xuất tấm lợp 1 triệu m2/năm; công nghệ gạch không nung áp dụng công nghệ hiện đại của Trung Quốc, Đức tại các doanh nghiệp Đoàn Minh Công, Sông Đà - Cao Cường... Kết quả bước đầu góp phần phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm vẫn là những thách thức lớn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ tiềm lực để thay các công nghệ lạc hậu. Số lượng các khu, cụm công nghiệp tăng rất nhanh, nhưng hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả chưa cao, xử lý rác thải chưa đồng bộ... SXSH trong sản xuất công nghiệp nói chung, trong sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng tại địa bàn tỉnh Hải Dương cũng như nhiều địa phương khác rất cần sự quan tâm của Nhà nước, các cấp, ngành liên quan thúc đẩy nhân rộng.
Thanh Hà