Ứng dụng công nghệ xanh cho nhà máy xi măng
Thứ hai, 04/02/2013
Là một trong những ngành sản xuất công nghiệp gây ra lượng phát thải cao, ảnh hưởng lớn đến môi trường, áp dụng công nghệ xanh là hướng đi cần thiết cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất xi măng. Holcim Việt Nam là một trong những DN đã áp dụng những công nghệ như vậy. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Đồng – Quản lý Geocycle Việt Nam (một trong những đơn vị kinh doanh của Holcim Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Là một trong những ngành sản xuất công nghiệp gây ra lượng phát thải cao, ảnh hưởng lớn đến môi trường, áp dụng công nghệ xanh là hướng đi cần thiết cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất xi măng. Holcim Việt Nam là một trong những DN đã áp dụng những công nghệ như vậy. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Đồng – Quản lý Geocycle Việt Nam (một trong những đơn vị kinh doanh của Holcim Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Sản xuất xanh theo hướng phát triển bền vững đang là xu hướng của nhiều DN và nhiều quốc gia trên thế giới, vậy ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của Holcim Việt Nam (HVL) trong hoạt động sản xuất xanh nói chung?
Ông Nguyễn Công Đồng: Khi tiến hành đầu tư, các dự án tại Việt Nam nói chung đều được HVL thiết kế và xây dựng theo công nghệ tiên tiến nhất, hướng đến sản xuất xanh theo chiến lược phát triển bền vững (PTBV). Theo đà phát triển, mỗi năm HVL đều dành những khoản đầu tư thích đáng cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả, từ đó giảm phát thải. Từ năm 2003, HVL bắt đầu triển khai dự án đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng sau nhiều cuộc thảo luận với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cùng các bên có liên quan. Hơn 9 năm qua, chúng tôi đã phát triển hoạt động này và đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng cũng như con người làm việc ở đây. Đó là một hành trình dài hơi, đòi hỏi những bước đi thận trọng và may mắn là chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ quí báu từ phía Bộ TNMT bởi tiềm năng của hoạt động đồng xử lý chất thải tại Việt Nam. Tiếp nối thành quả này, HVL gần đây đã đầu tư xây dựng “Nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng nhiệt thải”. Hệ thống này sử dụng chất thải để phát điện và công suất của hệ thống có thể cung cấp điện cho toàn nhà máy xi măng tại Hòn Chông (Kiên Giang) hoạt động trong 80 ngày. Mặc dù hình thức chuyển nhiệt thải thành năng lượng không mới trong ngành công nghiệp xi măng thế giới nhưng chúng tôi vẫn rất tự hào vì là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ này ở Việt Nam.
Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng là một trong những công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng lại khá mới tại Việt Nam. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc áp dụng công nghệ này tại HVL?
Ông Nguyễn Công Đồng: Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng được công nhận trên thế giới là công nghệ thân thiện nhất với môi trường để xử lý nhiều loại chất thải nguy hại và không nguy hại. Việc dùng chất thải trong quy trình sản xi măng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của xi măng thành phẩm. Lò nung xi măng của Holcim đang hoạt động tại Kiên Giang là một thiết bị có tác dụng tiêu hủy hoàn toàn các chất thải (bao gồm chất thải nguy hai và không nguy hại) mà không để lại tro nhờ vào các đặc tính chuyên biệt như nhiệt độ rất cao và ổn định lên đến 1.450oC (2.652oF). Nhiệt độ này vượt cả yêu cầu tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu để xử lý chất thải nguy hại một cách an toàn. Bên cạnh đó, với môi trường kiềm cao, các khí axít từ quá trình đốt sẽ được hấp thụ hoàn toàn trong môi trường kiềm được tạo ra bởi đá vôi, một nguyên liệu chính trong sản xuất clinker. Vì thế những ảnh hưởng tới môi trường từ các khí axít này sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, phát thải được giám sát liên tục để giám sát toàn bộ các phát thải khí, đảm bảo không tạo ra chất khí thải nguy hại nào. Với những tính năng đó, công nghệ này xử lý được hầu hết các loại chất thải công nghiệp và nông nghiệp (trừ chất thải y tế, thuốc nổ, chất phóng xạ)… Để đảm bảo an toàn, toàn bộ chất thải phải được lấy mẫu và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi tiếp nhận để đảm bảo tính phù hợp của nó với công nghệ đồng xử lý.
Là DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, ông nhìn nhận và đánh giá như thế nào về các thể chế, chính sách của Việt Nam đối với DN ông trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thưa ông?
Ông Nguyễn Công Đồng: Chúng tôi nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của việc xây dựng luật cũng như các quy định về môi trường ở Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng và Bộ TNMT đã hoàn thành rất tốt vai trò của mình trong nỗ lực làm cho các quy định này phù hợp với thực tế phát triển ở Việt Nam.
Thời gian tới, Holcim Việt Nam có những kế hoạch gì tới nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững?
Ông Nguyễn Công Đồng: Tập đoàn Holcim toàn cầu đặt PTBV làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của mình. Vì thế, PTBV cũng là mục tiêu quan trọng của HVL và mục tiêu này đang được lồng ghép vào tất cả các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không ngừng cải tiến công nghệ để hoạt động PTBV ngày càng hoàn thiện. Và tôi cho rằng, đây chính là nhân tố thành công cho chúng tôi trong lĩnh vực hoạt động của mình. Để đảm bảo cho PTBV thì sự hỗ trợ của Ban Giám đốc Tổng công ty là yếu tố quan trọng, nhưng theo tôi sự đối thoại cởi mở, cùng chung tay của chính quyền và người dân địa phương thực hiện PTBV mới chính là nhân tố quyết định cho sự thành công của PTBV.
Ông Nguyễn Công Đồng: Khi tiến hành đầu tư, các dự án tại Việt Nam nói chung đều được HVL thiết kế và xây dựng theo công nghệ tiên tiến nhất, hướng đến sản xuất xanh theo chiến lược phát triển bền vững (PTBV). Theo đà phát triển, mỗi năm HVL đều dành những khoản đầu tư thích đáng cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả, từ đó giảm phát thải. Từ năm 2003, HVL bắt đầu triển khai dự án đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng sau nhiều cuộc thảo luận với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cùng các bên có liên quan. Hơn 9 năm qua, chúng tôi đã phát triển hoạt động này và đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng cũng như con người làm việc ở đây. Đó là một hành trình dài hơi, đòi hỏi những bước đi thận trọng và may mắn là chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ quí báu từ phía Bộ TNMT bởi tiềm năng của hoạt động đồng xử lý chất thải tại Việt Nam. Tiếp nối thành quả này, HVL gần đây đã đầu tư xây dựng “Nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng nhiệt thải”. Hệ thống này sử dụng chất thải để phát điện và công suất của hệ thống có thể cung cấp điện cho toàn nhà máy xi măng tại Hòn Chông (Kiên Giang) hoạt động trong 80 ngày. Mặc dù hình thức chuyển nhiệt thải thành năng lượng không mới trong ngành công nghiệp xi măng thế giới nhưng chúng tôi vẫn rất tự hào vì là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ này ở Việt Nam.
Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng là một trong những công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng lại khá mới tại Việt Nam. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc áp dụng công nghệ này tại HVL?
Ông Nguyễn Công Đồng: Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng được công nhận trên thế giới là công nghệ thân thiện nhất với môi trường để xử lý nhiều loại chất thải nguy hại và không nguy hại. Việc dùng chất thải trong quy trình sản xi măng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của xi măng thành phẩm. Lò nung xi măng của Holcim đang hoạt động tại Kiên Giang là một thiết bị có tác dụng tiêu hủy hoàn toàn các chất thải (bao gồm chất thải nguy hai và không nguy hại) mà không để lại tro nhờ vào các đặc tính chuyên biệt như nhiệt độ rất cao và ổn định lên đến 1.450oC (2.652oF). Nhiệt độ này vượt cả yêu cầu tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu để xử lý chất thải nguy hại một cách an toàn. Bên cạnh đó, với môi trường kiềm cao, các khí axít từ quá trình đốt sẽ được hấp thụ hoàn toàn trong môi trường kiềm được tạo ra bởi đá vôi, một nguyên liệu chính trong sản xuất clinker. Vì thế những ảnh hưởng tới môi trường từ các khí axít này sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, phát thải được giám sát liên tục để giám sát toàn bộ các phát thải khí, đảm bảo không tạo ra chất khí thải nguy hại nào. Với những tính năng đó, công nghệ này xử lý được hầu hết các loại chất thải công nghiệp và nông nghiệp (trừ chất thải y tế, thuốc nổ, chất phóng xạ)… Để đảm bảo an toàn, toàn bộ chất thải phải được lấy mẫu và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi tiếp nhận để đảm bảo tính phù hợp của nó với công nghệ đồng xử lý.
Là DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, ông nhìn nhận và đánh giá như thế nào về các thể chế, chính sách của Việt Nam đối với DN ông trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thưa ông?
Ông Nguyễn Công Đồng: Chúng tôi nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của việc xây dựng luật cũng như các quy định về môi trường ở Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng và Bộ TNMT đã hoàn thành rất tốt vai trò của mình trong nỗ lực làm cho các quy định này phù hợp với thực tế phát triển ở Việt Nam.
Thời gian tới, Holcim Việt Nam có những kế hoạch gì tới nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững?
Ông Nguyễn Công Đồng: Tập đoàn Holcim toàn cầu đặt PTBV làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của mình. Vì thế, PTBV cũng là mục tiêu quan trọng của HVL và mục tiêu này đang được lồng ghép vào tất cả các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không ngừng cải tiến công nghệ để hoạt động PTBV ngày càng hoàn thiện. Và tôi cho rằng, đây chính là nhân tố thành công cho chúng tôi trong lĩnh vực hoạt động của mình. Để đảm bảo cho PTBV thì sự hỗ trợ của Ban Giám đốc Tổng công ty là yếu tố quan trọng, nhưng theo tôi sự đối thoại cởi mở, cùng chung tay của chính quyền và người dân địa phương thực hiện PTBV mới chính là nhân tố quyết định cho sự thành công của PTBV.