Phù Ninh tạo tiền đề phát triển công nghiệp bền vững
Thứ tư, 05/08/2015
Những năm qua, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Phù Ninh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, tiếp tục phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, xây dựng mới và thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp, phát triển làng nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn.
Những năm qua, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Phù Ninh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, tiếp tục phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, xây dựng mới và thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp, phát triển làng nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn.
Để thực hiện hiệu quả đề án phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phù Ninh chỉ đạo triển khai công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và tổ chức không gian sản xuất công nghiệp hợp lý. Phù Ninh thực hiện tốt các cơ chế thu hút đầu tư, tăng cường các biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; ưu tiên phát triển ngành công nghiệp có lợi thế của huyện, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và sức cạnh tranh trên thị trường. Phát huy ngành công nghiệp truyền thống có tiềm năng, thế mạnh như công nghiệp giấy và các sản phẩm từ giấy, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng... Phát triển thêm một số sản phẩm mới như sản xuất xút, a xít, giấy in báo, giấy in viết, bê tông tươi, viên gỗ nén và các sản phẩm từ nhựa PVC... Hiện nay, trên địa bàn huyện có 30 công ty TNHH, 19 công ty cổ phần, 2 doanh nghiệp tư nhân, 3 hợp tác xã sản xuất công nghiệp và 1.735 hộ sản xuất cá thể. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn năm 2015 ước đạt 4.475 tỷ đồng, tăng 61,78% so năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,1%/năm; công nghiệp chiếm 47,4% trong cơ cấu kinh tế của huyện (nghị quyết 42%). Công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá. Giá trị sản xuất CN-TTCN huyện quản lý đạt trên 1.740 tỷ đồng, tăng 194% so năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 24%/năm (nghị quyết 19%/năm). Thu hút thêm trên 2.000 lao động vào các ngành nghề CN-TTCN (nghị quyết 2.000 lao động). Tổng số lao động trong lĩnh vực CN-TTCN là 6.500 người; 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng ứng dụng công nghệ sạch, xử lý chất thải.
Đến nay, dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng và dịch vụ Tử Đà - An Đạo đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào cụm. Hiện có 5 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã đi vào hoạt động và 3 doanh nghiệp đã đăng ký mới. Các doanh nghiệp trong cụm phát triển khá. Hiện tại cụm công nghiệp dịch vụ Tử Đà - An Đạo đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch mở rộng quy mô lên trở thành Khu công nghiệp Phù Ninh với tổng diện tích dự kiến 100ha; đồng thời việc quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Phú Gia với diện tích 40ha thuộc địa giới hành chính của 3 xã Phú Lộc, Gia Thanh và Phú Nham đang khẩn trương triển khai thực hiện. Huyện tổ chức được không gian sản xuất công nghiệp hợp lý, khoanh vùng nguyên liệu chè với diện tích 1.000ha; vùng cây nguyên liệu giấy (3.000ha) ở các xã phía Bắc huyện: Tiên Phú, Liên Hoa, Trạm Thản, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Trị Quận, Bảo Thanh, Trung Giáp. Ngành nghề khu vực nông thôn phát triển đa dạng, các nghề cơ khí, chế biến nông lâm sản phát triển. Trong 5 năm qua, huyện đã mở thêm 3 làng nghề: Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuân Đậu xã Trung Giáp, làng trồng cây cảnh An Mỹ xã Phú Lộc, làng nghề sản xuất bún, bánh và dịch vụ xóm Chùa, nâng tổng số làng nghề hiện nay trên địa bàn huyện là 6 làng nghề được UBND tỉnh công nhận với 467 hộ, trên 830 người tham gia, tăng 245 hộ, 492 lao động so năm 2010, thu nhập bình quân đạt 2,7 triệu đồng/lao động/tháng.
Cùng với việc quy hoạch và tổ chức không gian sản xuất công nghiệp hợp lý, phát triển cụm công nghiệp và ngành nghề nông thôn, Phù Ninh tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của huyện như: Về phát triển sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy. Giá trị sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 61% so với năm 2010, chiếm 22,6% tổng giá trị sản xuất CN-TTCN. Giá trị sản xuất và chế biến nông lâm sản tăng 110,2% so với năm 2010. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tiềm năng phát triển, hiện nay đã có những cơ sở hoạt động với quy mô khá tập trung vào các sản phẩm bê tông tươi (sản phẩm mới) 30.000m3. Tổng giá trị sản xuất ngành vật liệu xây dựng tăng 5,6% so năm 2010. Phát triển các sản phẩm mới như vải bạt PP, PE, thảm trải nền, giày thể thao, viên gỗ nén, xút, bê tông tươi, a xít...
Với mục tiêu phát triển bền vững, huyện khuyến khích các doanh nghiệp từng bước đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh quảng bá giới thiệu, tìm kiếm thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất sản phẩm mới như sản xuất giấy in báo, giấy viết công suất 50.000 tấn/năm, sản xuất xút công suất 6.000 tấn/năm; hoàn thành dự án xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ vi sinh vật để sản xuất nông sản an toàn tại Phú Thọ do Công ty CP Công đoàn Bãi Bằng thực hiện được Viện Môi trường nông nghiệp thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ. Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất viên gỗ nén của Công ty CP thương mại Trường Phát đã đi vào sản xuất, tạo ra sản phẩm năng lượng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công suất 8.000 tấn/năm... 100% các cơ sở sản xuất mới đã thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị, máy móc, sản xuất thân thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bước đầu được thực hiện hiệu quả...
Phát triển công nghiệp bền vững và hiện đại cần một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Phù Ninh tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, ý thức của nhân dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất CN-TTCN trên địa bàn; thực hiện tốt công tác quy hoạch, công bố công khai quy hoạch, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án; tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án hạ tầng kỹ thuật, nhất là các dự án về giao thông; cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn các xã, thị trấn trên địa bàn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư các dự án. Động viên khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tập trung khai thác tiềm năng để đẩy mạnh phát triển các ngành có lợi thế. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo môi trường sinh thái.
Đến nay, dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng và dịch vụ Tử Đà - An Đạo đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào cụm. Hiện có 5 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã đi vào hoạt động và 3 doanh nghiệp đã đăng ký mới. Các doanh nghiệp trong cụm phát triển khá. Hiện tại cụm công nghiệp dịch vụ Tử Đà - An Đạo đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch mở rộng quy mô lên trở thành Khu công nghiệp Phù Ninh với tổng diện tích dự kiến 100ha; đồng thời việc quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Phú Gia với diện tích 40ha thuộc địa giới hành chính của 3 xã Phú Lộc, Gia Thanh và Phú Nham đang khẩn trương triển khai thực hiện. Huyện tổ chức được không gian sản xuất công nghiệp hợp lý, khoanh vùng nguyên liệu chè với diện tích 1.000ha; vùng cây nguyên liệu giấy (3.000ha) ở các xã phía Bắc huyện: Tiên Phú, Liên Hoa, Trạm Thản, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Trị Quận, Bảo Thanh, Trung Giáp. Ngành nghề khu vực nông thôn phát triển đa dạng, các nghề cơ khí, chế biến nông lâm sản phát triển. Trong 5 năm qua, huyện đã mở thêm 3 làng nghề: Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuân Đậu xã Trung Giáp, làng trồng cây cảnh An Mỹ xã Phú Lộc, làng nghề sản xuất bún, bánh và dịch vụ xóm Chùa, nâng tổng số làng nghề hiện nay trên địa bàn huyện là 6 làng nghề được UBND tỉnh công nhận với 467 hộ, trên 830 người tham gia, tăng 245 hộ, 492 lao động so năm 2010, thu nhập bình quân đạt 2,7 triệu đồng/lao động/tháng.
Cùng với việc quy hoạch và tổ chức không gian sản xuất công nghiệp hợp lý, phát triển cụm công nghiệp và ngành nghề nông thôn, Phù Ninh tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của huyện như: Về phát triển sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy. Giá trị sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 61% so với năm 2010, chiếm 22,6% tổng giá trị sản xuất CN-TTCN. Giá trị sản xuất và chế biến nông lâm sản tăng 110,2% so với năm 2010. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tiềm năng phát triển, hiện nay đã có những cơ sở hoạt động với quy mô khá tập trung vào các sản phẩm bê tông tươi (sản phẩm mới) 30.000m3. Tổng giá trị sản xuất ngành vật liệu xây dựng tăng 5,6% so năm 2010. Phát triển các sản phẩm mới như vải bạt PP, PE, thảm trải nền, giày thể thao, viên gỗ nén, xút, bê tông tươi, a xít...
Với mục tiêu phát triển bền vững, huyện khuyến khích các doanh nghiệp từng bước đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh quảng bá giới thiệu, tìm kiếm thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất sản phẩm mới như sản xuất giấy in báo, giấy viết công suất 50.000 tấn/năm, sản xuất xút công suất 6.000 tấn/năm; hoàn thành dự án xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ vi sinh vật để sản xuất nông sản an toàn tại Phú Thọ do Công ty CP Công đoàn Bãi Bằng thực hiện được Viện Môi trường nông nghiệp thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ. Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất viên gỗ nén của Công ty CP thương mại Trường Phát đã đi vào sản xuất, tạo ra sản phẩm năng lượng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công suất 8.000 tấn/năm... 100% các cơ sở sản xuất mới đã thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị, máy móc, sản xuất thân thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bước đầu được thực hiện hiệu quả...
Phát triển công nghiệp bền vững và hiện đại cần một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Phù Ninh tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, ý thức của nhân dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất CN-TTCN trên địa bàn; thực hiện tốt công tác quy hoạch, công bố công khai quy hoạch, giải phóng mặt bằng các công trình, dự án; tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án hạ tầng kỹ thuật, nhất là các dự án về giao thông; cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn các xã, thị trấn trên địa bàn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư các dự án. Động viên khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tập trung khai thác tiềm năng để đẩy mạnh phát triển các ngành có lợi thế. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo môi trường sinh thái.