Công nghệ khai thác mới ở Than Thống Nhất
Thứ sáu, 31/07/2015
Với đặc thù là đơn vị sản xuất than hầm lò, những năm qua, Công ty Than Thống Nhất thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chủ động, sáng tạo, đầu tư áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới trong khai thác nhằm tăng năng suất và từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Với đặc thù là đơn vị sản xuất than hầm lò, những năm qua, Công ty Than Thống Nhất thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chủ động, sáng tạo, đầu tư áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới trong khai thác nhằm tăng năng suất và từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Đầu tư để phát triển bền vững
Với mục tiêu vừa bảo đảm an toàn sản xuất, vừa nâng cao sản lượng khai thác, thời gian gần đây, Công ty Than Thống Nhất đã chủ động phối hợp Viện Khoa học công nghệ mỏ (TKV) đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từng bước đưa công nghệ mới vào khai thác than hầm lò. Theo đó, công ty đã thay thế gỗ chống lò truyền thống bằng công nghệ giá thủy lực di động, cột thủy lực đơn trong gương than. Đến nay, toàn bộ các lò chợ của công ty đều áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến này. Công ty cũng đầu tư lắp đặt các trạm khí nén cố định có năng suất lưu lượng khí nén cao ở khu vực sản xuất. Đồng thời, bổ sung các thiết bị khai thác có tính năng kỹ thuật cao, phù hợp điều kiện khai thác than hầm lò ở độ sâu như máy khấu than com-bai, xe khoan tự hành, vận chuyển than bằng băng tải. Từ đầu năm đến nay, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp công nghệ phù hợp trong các công trường khai thác lò chợ, áp dụng các công nghệ tiên tiến về công tác vận tải, sàng tuyển tại các vị trí sản xuất khác.
Theo Giám đốc Công ty Phạm Đức Khiêm, để bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất, công ty đã đưa công nghệ thông tin liên lạc vào trong hầm lò và trang bị hệ thống hướng dẫn bằng la-de thay cho máy thủy chuẩn, vừa thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành sát, đúng, bảo đảm chính xác cao trong kỹ thuật, vừa giảm thiểu các chi phí phát sinh. Hiện nay, công ty còn đầu tư thêm hệ thống kiểm soát khí mỏ bằng máy đo quang học và máy Impact Pro; trang bị 252 máy đo khí cho tất cả các công trường. Toàn bộ các khai trường của công ty đều được trang bị hệ thống ca-mê-ra giám sát 24/24 giờ, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của công nhân trong hầm lò. Mới đây, Công ty cho triển khai thêm hệ thống định vị nhân sự. Hệ thống này có thể xác định vị trí của từng công nhân trong suốt quá trình làm việc, đáp ứng việc cứu hộ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất trong trường hợp xảy ra sự cố. Ngoài ra, để thực hành tiết kiệm, công ty lắp đặt, hoàn chỉnh công-tơ đo đếm điện năng cho các phân xưởng đào lò và khai thác, triển khai giao khoán điện năng, quyết toán chi phí cho toàn bộ các phân xưởng ngay từ tháng 1-2015.
Giám đốc Công ty Phạm Đức Khiêm chia sẻ: Do tích cực và chủ động áp dụng công nghệ khai thác phù hợp, nên hiệu quả sản xuất của Công ty không ngừng được nâng lên. Từ đầu năm đến nay, công ty đã sản xuất và tiêu thụ hơn 872 nghìn tấn than, đào hơn 4.000 m lò.Thu nhập bình quân của công nhân và người lao động hằng tháng đạt hơn 10 triệu đồng/người, trong đó riêng thợ lò bình quân 15 triệu đồng/người/tháng, cá biệt nhiều thợ bậc cao đạt hơn 30 triệu đồng/tháng. Mục tiêu đặt ra trong năm nay của Than Thống Nhất là tập trung đẩy nhanh tiến độ ra than của dự án khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức âm 35 m; tiếp tục tuyển dụng lao động thợ lò; cải thiện định mức tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động. Trong điều kiện sản xuất không mấy thuận lợi, người lao động của công ty vẫn phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất hơn 1,6 triệu tấn than trong năm nay, đạt doanh thu gần hai nghìn tỷ đồng.
Chăm lo cho người lao động
Song song với những giải pháp kỹ thuật, an toàn, cơ điện, quản lý chất lượng sản phẩm, công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động cũng được Công ty Than Thống Nhất đặc biệt quan tâm. Công ty thường xuyên duy trì đầy đủ các chế độ ăn uống cho thợ lò bảo đảm chất lượng, nâng mức ăn định lượng cho công nhân khai thác than, đào lò lên 55 nghìn đồng/suất, bồi dưỡng độc hại 10 đến 15 nghìn đồng/suất, ăn ca 23 nghìn đồng/suất. Với phương châm lấy người lao động làm trung tâm, nhất là thợ lò, để giúp người lao động biết rõ thành quả sau mỗi ca lao động, Công ty đã công khai tiền lương và gắn trả lương sản phẩm không hạn chế, đi đôi với việc tăng đơn giá tiền lương cho công nhân làm việc trong lò. Những công nhân đạt ngày công cao, hoàn thành hợp đồng, đạt năng suất kỷ lục đều được công ty tổ chức khen thưởng trên tinh thần công khai, minh bạch và kịp thời. Từ tháng 9-2014 đến nay, tiền lương cho người lao động tăng bình quân 3 đến 4%, riêng thợ lò tăng lên 15%. Có thợ lò số ngày công cao, lương tháng tăng gấp ba lần so những năm trước.
Những công nhân có hoàn cảnh khó khăn cũng được công ty tạm ứng tiền lương để sửa chữa, xây mới nhà cửa. Nhiều trường hợp do hoàn cảnh, công nhân bỏ việc cũng được Công ty tái tuyển, tiếp nhận lại. Đơn cử, từ tháng 9-2014 đến tháng 2-2015, công ty đã tuyển dụng 237 người, trong đó, có 150 thợ lò, 85 thợ điện và vận hành thiết bị. Trong số này, có 85 thợ lò và năm thợ cơ điện được công ty tái tuyển, bố trí công việc phù hợp trình độ, năng lực. Đến nay, công ty vẫn tiếp tục tuyển dụng người lao động để đáp ứng việc gia tăng sản lượng khai thác thời gian tới, phù hợp các dự án đầu tư xuống sâu chuẩn bị đưa vào khai thác; đồng thời, sắp xếp và cơ cấu lại các phòng ban, phân xưởng. Từ những cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tỷ lệ thợ lò bỏ việc ngày một giảm, số người lao động xin vào làm việc trong công ty ngày càng tăng, người lao động yên tâm, gắn bó với công ty.
Với những giải pháp trọng tâm, trọng điểm trong đầu tư về công nghệ sản xuất và khai thác than, Công ty Than Thống Nhất đã bảo đảm được cả hai mục tiêu về công tác an toàn cho người lao động cũng như tăng sản lượng khai thác. Điều này đã giúp tập thể người lao động thêm tin tưởng, góp phần tích cực trong lộ trình thực hiện mục tiêu cơ giới hóa đồng bộ để đưa sản lượng khai thác than của công ty tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo.
Với mục tiêu vừa bảo đảm an toàn sản xuất, vừa nâng cao sản lượng khai thác, thời gian gần đây, Công ty Than Thống Nhất đã chủ động phối hợp Viện Khoa học công nghệ mỏ (TKV) đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, từng bước đưa công nghệ mới vào khai thác than hầm lò. Theo đó, công ty đã thay thế gỗ chống lò truyền thống bằng công nghệ giá thủy lực di động, cột thủy lực đơn trong gương than. Đến nay, toàn bộ các lò chợ của công ty đều áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến này. Công ty cũng đầu tư lắp đặt các trạm khí nén cố định có năng suất lưu lượng khí nén cao ở khu vực sản xuất. Đồng thời, bổ sung các thiết bị khai thác có tính năng kỹ thuật cao, phù hợp điều kiện khai thác than hầm lò ở độ sâu như máy khấu than com-bai, xe khoan tự hành, vận chuyển than bằng băng tải. Từ đầu năm đến nay, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp công nghệ phù hợp trong các công trường khai thác lò chợ, áp dụng các công nghệ tiên tiến về công tác vận tải, sàng tuyển tại các vị trí sản xuất khác.
Theo Giám đốc Công ty Phạm Đức Khiêm, để bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất, công ty đã đưa công nghệ thông tin liên lạc vào trong hầm lò và trang bị hệ thống hướng dẫn bằng la-de thay cho máy thủy chuẩn, vừa thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành sát, đúng, bảo đảm chính xác cao trong kỹ thuật, vừa giảm thiểu các chi phí phát sinh. Hiện nay, công ty còn đầu tư thêm hệ thống kiểm soát khí mỏ bằng máy đo quang học và máy Impact Pro; trang bị 252 máy đo khí cho tất cả các công trường. Toàn bộ các khai trường của công ty đều được trang bị hệ thống ca-mê-ra giám sát 24/24 giờ, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của công nhân trong hầm lò. Mới đây, Công ty cho triển khai thêm hệ thống định vị nhân sự. Hệ thống này có thể xác định vị trí của từng công nhân trong suốt quá trình làm việc, đáp ứng việc cứu hộ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất trong trường hợp xảy ra sự cố. Ngoài ra, để thực hành tiết kiệm, công ty lắp đặt, hoàn chỉnh công-tơ đo đếm điện năng cho các phân xưởng đào lò và khai thác, triển khai giao khoán điện năng, quyết toán chi phí cho toàn bộ các phân xưởng ngay từ tháng 1-2015.
Giám đốc Công ty Phạm Đức Khiêm chia sẻ: Do tích cực và chủ động áp dụng công nghệ khai thác phù hợp, nên hiệu quả sản xuất của Công ty không ngừng được nâng lên. Từ đầu năm đến nay, công ty đã sản xuất và tiêu thụ hơn 872 nghìn tấn than, đào hơn 4.000 m lò.Thu nhập bình quân của công nhân và người lao động hằng tháng đạt hơn 10 triệu đồng/người, trong đó riêng thợ lò bình quân 15 triệu đồng/người/tháng, cá biệt nhiều thợ bậc cao đạt hơn 30 triệu đồng/tháng. Mục tiêu đặt ra trong năm nay của Than Thống Nhất là tập trung đẩy nhanh tiến độ ra than của dự án khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức âm 35 m; tiếp tục tuyển dụng lao động thợ lò; cải thiện định mức tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động. Trong điều kiện sản xuất không mấy thuận lợi, người lao động của công ty vẫn phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất hơn 1,6 triệu tấn than trong năm nay, đạt doanh thu gần hai nghìn tỷ đồng.
Chăm lo cho người lao động
Song song với những giải pháp kỹ thuật, an toàn, cơ điện, quản lý chất lượng sản phẩm, công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động cũng được Công ty Than Thống Nhất đặc biệt quan tâm. Công ty thường xuyên duy trì đầy đủ các chế độ ăn uống cho thợ lò bảo đảm chất lượng, nâng mức ăn định lượng cho công nhân khai thác than, đào lò lên 55 nghìn đồng/suất, bồi dưỡng độc hại 10 đến 15 nghìn đồng/suất, ăn ca 23 nghìn đồng/suất. Với phương châm lấy người lao động làm trung tâm, nhất là thợ lò, để giúp người lao động biết rõ thành quả sau mỗi ca lao động, Công ty đã công khai tiền lương và gắn trả lương sản phẩm không hạn chế, đi đôi với việc tăng đơn giá tiền lương cho công nhân làm việc trong lò. Những công nhân đạt ngày công cao, hoàn thành hợp đồng, đạt năng suất kỷ lục đều được công ty tổ chức khen thưởng trên tinh thần công khai, minh bạch và kịp thời. Từ tháng 9-2014 đến nay, tiền lương cho người lao động tăng bình quân 3 đến 4%, riêng thợ lò tăng lên 15%. Có thợ lò số ngày công cao, lương tháng tăng gấp ba lần so những năm trước.
Những công nhân có hoàn cảnh khó khăn cũng được công ty tạm ứng tiền lương để sửa chữa, xây mới nhà cửa. Nhiều trường hợp do hoàn cảnh, công nhân bỏ việc cũng được Công ty tái tuyển, tiếp nhận lại. Đơn cử, từ tháng 9-2014 đến tháng 2-2015, công ty đã tuyển dụng 237 người, trong đó, có 150 thợ lò, 85 thợ điện và vận hành thiết bị. Trong số này, có 85 thợ lò và năm thợ cơ điện được công ty tái tuyển, bố trí công việc phù hợp trình độ, năng lực. Đến nay, công ty vẫn tiếp tục tuyển dụng người lao động để đáp ứng việc gia tăng sản lượng khai thác thời gian tới, phù hợp các dự án đầu tư xuống sâu chuẩn bị đưa vào khai thác; đồng thời, sắp xếp và cơ cấu lại các phòng ban, phân xưởng. Từ những cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tỷ lệ thợ lò bỏ việc ngày một giảm, số người lao động xin vào làm việc trong công ty ngày càng tăng, người lao động yên tâm, gắn bó với công ty.
Với những giải pháp trọng tâm, trọng điểm trong đầu tư về công nghệ sản xuất và khai thác than, Công ty Than Thống Nhất đã bảo đảm được cả hai mục tiêu về công tác an toàn cho người lao động cũng như tăng sản lượng khai thác. Điều này đã giúp tập thể người lao động thêm tin tưởng, góp phần tích cực trong lộ trình thực hiện mục tiêu cơ giới hóa đồng bộ để đưa sản lượng khai thác than của công ty tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo.