Bình Định: Ðẩy mạnh hoạt động khuyến công
Thứ sáu, 24/07/2015
Thời gian qua, hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (KC-TVPTCN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Với nguồn kinh phí từ chương trình KC quốc gia và chương trình KC địa phương, Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh đã triển khai nhiều đề án (ÐA) giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong tỉnh ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thời gian qua, hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (KC-TVPTCN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Với nguồn kinh phí từ chương trình KC quốc gia và chương trình KC địa phương, Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh đã triển khai nhiều đề án (ÐA) giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong tỉnh ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Giữa tháng 7 này, cán bộ, công nhân của DNTN Thương mại Tiến Anh (ở Cát Hanh - Phù Cát) đang nỗ lực triển khai ĐA hỗ trợ ứng dụng máy móc vào sản xuất chế biến hạt điều do Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh phối hợp với doanh nghiệp (DN) thực hiện từ nguồn kinh phí KC quốc gia. Bà Lê Thị Kim Anh, chủ DNTN Tiến Anh, cho biết ĐA có tổng kinh phí 1,2 tỉ đồng, trong đó DN được hỗ trợ 200 triệu đồng, nhằm đầu tư nâng cấp máy bóc vỏ lụa và đánh bóng nhân hạt điều hiện đại, nâng công suất từ 200 tấn hạt điều/năm lên 350 tấn/năm; giải quyết việc làm cho 60 lao động...
Theo ông Nguyễn Bá Tài, Giám đốc Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh, từ đầu năm đến nay, chương trình KC quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt 3 ĐA với kinh phí 770 triệu đồng; chương trình KC địa phương được UBND tỉnh phê duyệt 1,68 tỉ đồng, với 14 ĐA. Trung tâm đã ký hợp đồng với Cục Công nghiệp địa phương triển khai 2 ĐA KC quốc gia, gồm ĐA hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp (CCN) Hoài Hương - huyện Hoài Nhơn, kinh phí hỗ trợ 220 triệu đồng; ĐA trình diễn sản xuất gạch không nung-bê tông nhẹ, gạch polyme khoáng tổng hợp tại Công ty cổ phần Gạch tuynen Bình Định, kinh phí hỗ trợ 350 triệu đồng.
Trung tâm cũng đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết (tỉ lệ 1/500) làng nghề rượu Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc - thị xã An Nhơn); quy hoạch chi tiết CCN Hoài Hương; xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh; tổ chức cuộc thi thiết kế, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tỉnh Bình Định lần thứ I-2015.
Theo Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh, các DN, cơ sở làng nghề thực hiện ĐA KC đa phần đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, năng lực thấp, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận thông tin và xây dựng ĐA để tiếp cận nguồn vốn KC gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách KC ở cấp huyện, xã biến động nhiều nên chưa nắm bắt kịp thời chính sách, nghiệp vụ KC; số cơ sở CNNT tham gia các hoạt động KC chưa tương xứng với tình hình phát triển CNNT. Trong 6 tháng cuối năm, Trung tâm sẽ tích cực thực hiện các ĐA KC; bổ sung hồ sơ các đề án chưa được ký hợp đồng với Cục Công nghiệp địa phương, rà soát và ký hợp đồng các đề án KC từ nguồn kinh phí địa phương sau khi UBND tỉnh phê duyệt để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, quản lý sử dụng có hiệu quả kinh phí KC được giao.
Ông Nguyễn Bá Tài cho biết: Các chương trình, ĐA khuyến công địa phương năm 2015 vừa được UBND tỉnh phê duyệt, gồm: Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề (kinh phí trên 136 triệu đồng); hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất (kinh phí trên 1,1 tỉ đồng); phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu (kinh phí gần 146,4 triệu đồng); nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, áp dụng sản xuất sạch hơn (kinh phí 60 triệu đồng); nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện (kinh phí 45 triệu đồng)...
Theo ông Nguyễn Bá Tài, Giám đốc Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh, từ đầu năm đến nay, chương trình KC quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt 3 ĐA với kinh phí 770 triệu đồng; chương trình KC địa phương được UBND tỉnh phê duyệt 1,68 tỉ đồng, với 14 ĐA. Trung tâm đã ký hợp đồng với Cục Công nghiệp địa phương triển khai 2 ĐA KC quốc gia, gồm ĐA hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp (CCN) Hoài Hương - huyện Hoài Nhơn, kinh phí hỗ trợ 220 triệu đồng; ĐA trình diễn sản xuất gạch không nung-bê tông nhẹ, gạch polyme khoáng tổng hợp tại Công ty cổ phần Gạch tuynen Bình Định, kinh phí hỗ trợ 350 triệu đồng.
Trung tâm cũng đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết (tỉ lệ 1/500) làng nghề rượu Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc - thị xã An Nhơn); quy hoạch chi tiết CCN Hoài Hương; xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh; tổ chức cuộc thi thiết kế, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tỉnh Bình Định lần thứ I-2015.
Theo Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh, các DN, cơ sở làng nghề thực hiện ĐA KC đa phần đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, năng lực thấp, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận thông tin và xây dựng ĐA để tiếp cận nguồn vốn KC gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách KC ở cấp huyện, xã biến động nhiều nên chưa nắm bắt kịp thời chính sách, nghiệp vụ KC; số cơ sở CNNT tham gia các hoạt động KC chưa tương xứng với tình hình phát triển CNNT. Trong 6 tháng cuối năm, Trung tâm sẽ tích cực thực hiện các ĐA KC; bổ sung hồ sơ các đề án chưa được ký hợp đồng với Cục Công nghiệp địa phương, rà soát và ký hợp đồng các đề án KC từ nguồn kinh phí địa phương sau khi UBND tỉnh phê duyệt để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, quản lý sử dụng có hiệu quả kinh phí KC được giao.
Ông Nguyễn Bá Tài cho biết: Các chương trình, ĐA khuyến công địa phương năm 2015 vừa được UBND tỉnh phê duyệt, gồm: Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề (kinh phí trên 136 triệu đồng); hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất (kinh phí trên 1,1 tỉ đồng); phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu (kinh phí gần 146,4 triệu đồng); nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, áp dụng sản xuất sạch hơn (kinh phí 60 triệu đồng); nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện (kinh phí 45 triệu đồng)...