Bình Phước nâng cao nhận thức về sản xuất sạch
Thứ hai, 20/07/2015
Xác định sản xuất sạch hơn (SXSH) sẽ góp phần kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, giảm chi phí đầu vào của sản xuất và nhận thấy tiềm năng áp dụng SXSH ở các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn là rất lớn, tỉnh Bình Phước đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho DN về SXSH.
Xác định sản xuất sạch hơn (SXSH) sẽ góp phần kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, giảm chi phí đầu vào của sản xuất và nhận thấy tiềm năng áp dụng SXSH ở các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn là rất lớn, tỉnh Bình Phước đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho DN về SXSH.
Bình Phước hiện có gần 500 DN sản xuất công nghiệp, chủ yếu là DN khai khoáng, chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, điểm yếu của hầu hết DN là công nghệ sản xuất còn lạc hậu, máy móc thiết bị không đồng bộ, gây thất thoát lớn về tài nguyên, năng lượng cũng như nguyên vật liệu, nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 có 50% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở áp dụng SXSH, tiết kiệm được từ 5-8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương Bình Phước đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về SXSH. Đồng thời rà soát các cơ sở sản xuất, DN trọng điểm, có năng lực để tư vấn trực tiếp, giải thích cặn kẽ để cơ sở sản xuất, DN mạnh dạn tham gia áp dụng SXSH.
Theo đó, trung tâm đã đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành 1.500 tờ rơi và treo băng rôn tuyên truyền về áp dụng SXSH; xây dựng và tổ chức hội thảo tuyên truyền về áp dụng SXSH, 4 lớp tập huấn kỹ thuật về SXSH cho cán bộ quản lý của các sở, ngành.
Theo bà Trần Thị Hồng - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, “việc triển khai các nhiệm vụ của chiến lược đã giúp một số DN bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của SXSH và đã từng bước áp dụng vào sản xuất như: Đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, sử dụng nguyên liệu thay thế ít phát sinh chất thải…, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn eo hẹp (giai đoạn 2009-2015 là 334,9 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 88,7 triệu đồng) nên công tác này vẫn chưa phát huy hiệu quả rõ nét mà mục tiêu của Kế hoạch quốc gia về SXSH đến năm 2020 đặt ra”.
Cũng theo bà Hồng, không chỉ nguồn ngân sách của địa phương và trung ương rót eo hẹp, mà bản thân DN trong giai đoạn vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn nên khả năng đầu tư áp dụng các giải pháp chuyên sâu về SXSH còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, tập huấn cho các DN để nâng cao nhận thức cũng bị ảnh hưởng do thiếu kinh phí, nên phần lớn DN nhỏ và vừa chưa nhận thức đầy đủ hiệu quả của việc áp dụng SXSH.
Đặc biệt, chính sách hỗ trợ kinh phí cho áp dụng SXSH chưa rõ ràng, chi tiết, các chế tài và quy định chưa cụ thể, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu còn ít và chưa có đủ điều kiện để thực hiện các nội dung của Chiến lược SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2016 tới, Bình Phước xác định tiếp tục ưu tiên các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng SXSH tại DN. Đồng thời tập trung vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thực hiện SXSH nhằm thúc đẩy nhiều DN tham gia hơn nữa./.
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 có 50% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở áp dụng SXSH, tiết kiệm được từ 5-8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương Bình Phước đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về SXSH. Đồng thời rà soát các cơ sở sản xuất, DN trọng điểm, có năng lực để tư vấn trực tiếp, giải thích cặn kẽ để cơ sở sản xuất, DN mạnh dạn tham gia áp dụng SXSH.
Theo đó, trung tâm đã đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành 1.500 tờ rơi và treo băng rôn tuyên truyền về áp dụng SXSH; xây dựng và tổ chức hội thảo tuyên truyền về áp dụng SXSH, 4 lớp tập huấn kỹ thuật về SXSH cho cán bộ quản lý của các sở, ngành.
Theo bà Trần Thị Hồng - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, “việc triển khai các nhiệm vụ của chiến lược đã giúp một số DN bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của SXSH và đã từng bước áp dụng vào sản xuất như: Đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, sử dụng nguyên liệu thay thế ít phát sinh chất thải…, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn eo hẹp (giai đoạn 2009-2015 là 334,9 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 88,7 triệu đồng) nên công tác này vẫn chưa phát huy hiệu quả rõ nét mà mục tiêu của Kế hoạch quốc gia về SXSH đến năm 2020 đặt ra”.
Cũng theo bà Hồng, không chỉ nguồn ngân sách của địa phương và trung ương rót eo hẹp, mà bản thân DN trong giai đoạn vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn nên khả năng đầu tư áp dụng các giải pháp chuyên sâu về SXSH còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, tập huấn cho các DN để nâng cao nhận thức cũng bị ảnh hưởng do thiếu kinh phí, nên phần lớn DN nhỏ và vừa chưa nhận thức đầy đủ hiệu quả của việc áp dụng SXSH.
Đặc biệt, chính sách hỗ trợ kinh phí cho áp dụng SXSH chưa rõ ràng, chi tiết, các chế tài và quy định chưa cụ thể, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu còn ít và chưa có đủ điều kiện để thực hiện các nội dung của Chiến lược SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2016 tới, Bình Phước xác định tiếp tục ưu tiên các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng SXSH tại DN. Đồng thời tập trung vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thực hiện SXSH nhằm thúc đẩy nhiều DN tham gia hơn nữa./.