Áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều
Thứ năm, 09/07/2015
Áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí, nhân lực vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều” hứa hẹn tìm ra những giải pháp hay đưa sản xuất sạch hơn vào chế biến, từng bước xây dựng thương hiệu điều Bình Phước.
Áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí, nhân lực vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều” hứa hẹn tìm ra những giải pháp hay đưa sản xuất sạch hơn vào chế biến, từng bước xây dựng thương hiệu điều Bình Phước.
Giải pháp xanh cho hiệu quả kinh tế cao
Theo thống kê của Cục Bảo vệ môi trường, cả nước có khoảng 28 ngàn doanh nghiệp (DN) hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường đã được thông báo về chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn. Nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 199 DN ở 30 tỉnh, thành áp dụng. Hầu hết các DN khi áp dụng sản xuất sạch hơn đều giảm được từ 20-35% lượng chất thải, tiết kiệm từ 2-3 tỷ đồng/năm. Có những DN giảm được trên 50% lượng nước thải và hóa chất. Sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm tài chính, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc, giảm ô nhiễm, nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp DN tiếp cận tài chính dễ dàng.
Tại Bình Phước, thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, giai đoạn 2011-2015, một số DN đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sản xuất sạch hơn và áp dụng vào sản xuất. Các DN đã đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, sử dụng nguyên liệu thay thế để hạn chế phát sinh chất thải... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Năm 2013, Công ty TNHH sản xuất - thương mại Thành Được ở xã Phước Tân là DN đầu tiên của huyện Bù Gia Mập được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại cho khâu tách vỏ cứng hạt điều từ kinh phí khuyến công quốc gia. Với kinh phí trên 7 tỷ đồng, mô hình đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho khoảng 120 lao động với thu nhập ổn định và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường điều hiện nay. Dây chuyền sản xuất hiện đại, máy cắt tách đạt khoảng 95%, hàng cắt lại khoảng 5%, hàng bể chỉ dưới 9%, công ty giảm được chi phí về thời gian, nhân lực và bảo đảm an toàn vệ sinh trong chế biến điều xuất khẩu.
Ông Trương Văn Tấn, Giám đốc Công ty Thành Được cho rằng: Áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều là đòi hỏi cấp thiết. Bởi hầu hết DN điều trên địa bàn tỉnh là DN vừa và nhỏ, sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu nên chi phí sản xuất cao, chất thải không được tái chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Gần 1 tỷ đồng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, ngày 23-11-2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2618/QĐ-UBND về kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Theo đó, đến năm 2015, toàn tỉnh có 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn. Các cơ sở này tiết kiệm được từ 5-8% năng lượng tiêu thụ nguyên - vật liệu/đơn vị sản phẩm.
Để từng bước áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức xét chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều”. Mục tiêu là nhằm tìm ra giải pháp sản xuất sạch hơn trong chế biến, giúp ngành điều Bình Phước và các DN điều tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường về giá, chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ công nghệ và môi trường TP. Hồ Chí Minh được hội đồng xét chọn thực hiện đề tài.
PGS.TS Tôn Thất Lãng, chủ nhiệm đề tài cho biết: Trung tâm sẽ thực hiện đề tài trong 26 tháng với tổng kinh phí khoảng 930 triệu đồng. Chúng tôi sẽ thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, điện, nước của các nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều; thành phần, đặc tính, tải lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn... và đề ra các giải pháp quản lý, xử lý môi trường...
Để có những giải pháp khả thi, các nhà khoa học và thành viên hội đồng đề nghị ban chủ nhiệm đề tài phải đánh giá được những nhược điểm trong thu hái, chế biến điều và làm rõ những khó khăn của ngành điều Bình Phước khi tham gia xuất khẩu; đánh giá thực tế công nghệ chế biến ở các nhà máy và quy trình sản xuất, công nghệ sơ chế sau thu hoạch để có cơ sở đề xuất các giải pháp... Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Tới cho rằng: Ban chủ nhiệm đề tài phải đánh giá được hiện trạng sản xuất của ngành điều Bình Phước, làm rõ nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, DN khi áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều.
Sản xuất sạch hơn được đánh giá là một trong những xu thế tất yếu hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Những vấn đề như tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh luôn là vấn đề “sống còn” đối với mỗi DN. Tuy nhiên, sản xuất sạch hơn không đơn thuần là thay đổi máy móc, thiết bị. Bởi vậy, cùng với áp dụng sản xuất sạch hơn vào chế biến điều, mỗi DN cần có kế hoạch, chiến lược đồng bộ áp dụng sản xuất sạch hơn để hội nhập và phát triển.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ môi trường, cả nước có khoảng 28 ngàn doanh nghiệp (DN) hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường đã được thông báo về chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn. Nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 199 DN ở 30 tỉnh, thành áp dụng. Hầu hết các DN khi áp dụng sản xuất sạch hơn đều giảm được từ 20-35% lượng chất thải, tiết kiệm từ 2-3 tỷ đồng/năm. Có những DN giảm được trên 50% lượng nước thải và hóa chất. Sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm tài chính, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc, giảm ô nhiễm, nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp DN tiếp cận tài chính dễ dàng.
Tại Bình Phước, thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, giai đoạn 2011-2015, một số DN đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sản xuất sạch hơn và áp dụng vào sản xuất. Các DN đã đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, sử dụng nguyên liệu thay thế để hạn chế phát sinh chất thải... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Năm 2013, Công ty TNHH sản xuất - thương mại Thành Được ở xã Phước Tân là DN đầu tiên của huyện Bù Gia Mập được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại cho khâu tách vỏ cứng hạt điều từ kinh phí khuyến công quốc gia. Với kinh phí trên 7 tỷ đồng, mô hình đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho khoảng 120 lao động với thu nhập ổn định và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường điều hiện nay. Dây chuyền sản xuất hiện đại, máy cắt tách đạt khoảng 95%, hàng cắt lại khoảng 5%, hàng bể chỉ dưới 9%, công ty giảm được chi phí về thời gian, nhân lực và bảo đảm an toàn vệ sinh trong chế biến điều xuất khẩu.
Ông Trương Văn Tấn, Giám đốc Công ty Thành Được cho rằng: Áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều là đòi hỏi cấp thiết. Bởi hầu hết DN điều trên địa bàn tỉnh là DN vừa và nhỏ, sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu nên chi phí sản xuất cao, chất thải không được tái chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Gần 1 tỷ đồng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, ngày 23-11-2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2618/QĐ-UBND về kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Theo đó, đến năm 2015, toàn tỉnh có 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn. Các cơ sở này tiết kiệm được từ 5-8% năng lượng tiêu thụ nguyên - vật liệu/đơn vị sản phẩm.
Để từng bước áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức xét chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều”. Mục tiêu là nhằm tìm ra giải pháp sản xuất sạch hơn trong chế biến, giúp ngành điều Bình Phước và các DN điều tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường về giá, chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ công nghệ và môi trường TP. Hồ Chí Minh được hội đồng xét chọn thực hiện đề tài.
PGS.TS Tôn Thất Lãng, chủ nhiệm đề tài cho biết: Trung tâm sẽ thực hiện đề tài trong 26 tháng với tổng kinh phí khoảng 930 triệu đồng. Chúng tôi sẽ thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, điện, nước của các nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều; thành phần, đặc tính, tải lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn... và đề ra các giải pháp quản lý, xử lý môi trường...
Để có những giải pháp khả thi, các nhà khoa học và thành viên hội đồng đề nghị ban chủ nhiệm đề tài phải đánh giá được những nhược điểm trong thu hái, chế biến điều và làm rõ những khó khăn của ngành điều Bình Phước khi tham gia xuất khẩu; đánh giá thực tế công nghệ chế biến ở các nhà máy và quy trình sản xuất, công nghệ sơ chế sau thu hoạch để có cơ sở đề xuất các giải pháp... Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Tới cho rằng: Ban chủ nhiệm đề tài phải đánh giá được hiện trạng sản xuất của ngành điều Bình Phước, làm rõ nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, DN khi áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến điều.
Sản xuất sạch hơn được đánh giá là một trong những xu thế tất yếu hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Những vấn đề như tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh luôn là vấn đề “sống còn” đối với mỗi DN. Tuy nhiên, sản xuất sạch hơn không đơn thuần là thay đổi máy móc, thiết bị. Bởi vậy, cùng với áp dụng sản xuất sạch hơn vào chế biến điều, mỗi DN cần có kế hoạch, chiến lược đồng bộ áp dụng sản xuất sạch hơn để hội nhập và phát triển.