Bình Phước: Áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh
Thứ ba, 30/06/2015
Vừa qua, Hội đồng KH&CN tỉnh Bình Phước đã họp tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Kết quả, Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường (TP. Hồ Chí Minh) đã trúng tuyển thực hiện đề tài.
Vừa qua, Hội đồng KH&CN tỉnh Bình Phước đã họp tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Kết quả, Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường (TP. Hồ Chí Minh) đã trúng tuyển thực hiện đề tài.
Trong những năm gần đây, cây điều đã trở thành một trong những cây công nghiệp chủ lực của tỉnh và ngành chế biến hạt điều đã phát triển mạnh, tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, ngành chế biến hạt điều đã thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường như nước thải từ quá trình xử lý ẩm, khói thải do đốt nhiên liệu... Cho đến nay, hầu hết các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh chưa xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; một số ít nhà máy có công nghệ xử lý chất thải nhưng chỉ là cách tiếp cận thụ động, chưa có biện pháp phòng ngừa chất thải; một số nhà máy còn sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thô sơ, chậm đổi mới, làm tăng mức độ ô nhiễm.
Trước thực trạng đó, Hội đồng KH&CN tỉnh xác định việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là hết sức cần thiết, góp phần thực hành tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh được ổn định, bền vững.
Đề tài được thực hiện qua phương thức tuyển chọn. Sau một thời gian thông báo tuyển chọn, có 2 đơn vị đăng ký thực hiện, đó là: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước và Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường.
Để tiếp thu ý kiến phản biện của các nhà khoa học đối với các báo cáo thuyết minh đề tài, Hội đồng KH&CN tỉnh đã mời GS. TS Nguyễn Thơ - Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch; TS Nguyễn Vinh Quy - Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; ThS Vũ Bá Minh - Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tham gia. Tại buổi tuyển chọn, Hội đồng đã phân tích, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của từng hồ sơ; qua đó, hồ sơ của Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường được đánh giá cao hơn do có sự chuẩn bị khá tốt về tư liệu nghiên cứu, đã đề xuất được nội dung nghiên cứu và các sản phẩm dự kiến phù hợp. Tuy nhiên, Thuyết minh đề tài vẫn cần phải chỉnh sửa, bổ sung thêm một số nội dung theo góp ý của các phản biện và kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
Theo kết quả bỏ phiếu, Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường đã trúng tuyển thực hiện đề tài với số điểm 79,18/100 điểm. PGS.TS Tôn Thất Lãng (Phó Giám đốc Trung tâm) làm chủ nhiệm đề tài. Dự kiến đề tài sẽ được thực hiện trong 2 năm (2015 - 2017).
Trước thực trạng đó, Hội đồng KH&CN tỉnh xác định việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là hết sức cần thiết, góp phần thực hành tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh được ổn định, bền vững.
Đề tài được thực hiện qua phương thức tuyển chọn. Sau một thời gian thông báo tuyển chọn, có 2 đơn vị đăng ký thực hiện, đó là: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước và Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường.
Để tiếp thu ý kiến phản biện của các nhà khoa học đối với các báo cáo thuyết minh đề tài, Hội đồng KH&CN tỉnh đã mời GS. TS Nguyễn Thơ - Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch; TS Nguyễn Vinh Quy - Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh; ThS Vũ Bá Minh - Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tham gia. Tại buổi tuyển chọn, Hội đồng đã phân tích, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của từng hồ sơ; qua đó, hồ sơ của Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường được đánh giá cao hơn do có sự chuẩn bị khá tốt về tư liệu nghiên cứu, đã đề xuất được nội dung nghiên cứu và các sản phẩm dự kiến phù hợp. Tuy nhiên, Thuyết minh đề tài vẫn cần phải chỉnh sửa, bổ sung thêm một số nội dung theo góp ý của các phản biện và kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
Theo kết quả bỏ phiếu, Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ Công nghệ và Môi trường đã trúng tuyển thực hiện đề tài với số điểm 79,18/100 điểm. PGS.TS Tôn Thất Lãng (Phó Giám đốc Trung tâm) làm chủ nhiệm đề tài. Dự kiến đề tài sẽ được thực hiện trong 2 năm (2015 - 2017).