Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam: Đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ
Thứ tư, 24/06/2015
Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh trong điều kiện ngày càng khó khăn, những năm gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặc biệt quan tâm phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (KH-CN) tiên tiến vào quá trình sản xuất.
Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh trong điều kiện ngày càng khó khăn, những năm gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặc biệt quan tâm phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (KH-CN) tiên tiến vào quá trình sản xuất.
Chủ động phát triển KH-CN
Từ năm 2009, trung bình mỗi năm, TKV dành khoảng 50 tỷ đồng đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển KH-CN. Cũng từ cơ sở kết quả thực hiện và thực tiễn sản xuất, TKV đã xây dựng chương trình KH-CN trọng điểm dài hạn với mục tiêu bám sát thực tiễn phát triển như: hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản; phát triển công nghệ sàng tuyển, chế biến sâu khoáng sản; phát triển sản xuất sạch hơn, an toàn hơn, tiết kiệm năng lượng;…
Việc đầu tư trọng điểm cho nghiên cứu, áp dụng KH-CN thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực trong từng lĩnh vực, công đoạn của quá trình sản xuất – kinh doanh. Điển hình như trong hoạt động khai thác than lộ thiên, từ những giải pháp KH-CN được nghiên cứu, đúc rút từ thực tiễn sản xuất, TKV đã lựa chọn, áp dụng đồng bộ giải pháp sử dụng thiết bị cơ giới hóa công suất lớn, từ hệ thống máy xúc cáp chạy điện EKG hay máy xúc thủy lực (dung tích gàu tới 12m3) đến hệ thống vận tải liên hợp, băng tải, ôtô khung mềm… Trong khai thác hầm lò, từ kết quả các công trình nghiên cứu, TKV đã tiến hành cơ giới hóa khai thác trong lò chợ sử dụng các loại vì chống thủy lực thay thế gỗ, áp dụng công nghệ khấu than bằng máy đồng bộ với các thiết bị cơ giới khai thác khác giúp nâng cao hiệu quả khai thác.
Với mục tiêu sản xuất các loại than cám chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong khâu sàng tuyển và vận tải, TKV đã ứng dụng nhiều kết quả nghiên cứu khoa học để thực hiện cải tạo và nâng cấp công nghệ, thiết bị sàng tuyển hiện đại, tận thu tài nguyên. Bên cạnh đó, TKV đã thực hiện gắn thiết bị định vị toàn cầu GPS cho các phương tiện vận tải để quản lý và hợp lý hóa hành trình, tiết giảm nguyên, nhiên liệu… Từ nguồn Quỹ KH-CN, đã có hàng trăm đề tài, đề án được thực hiện, ứng dụng vào thực tế sản xuất, góp phần quan trọng giúp các đơn vị phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện đầu tư trọng điểm
Thực hiện Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch 60) đã được Chính phủ phê duyệt, TKV xác định một trong những giải pháp trọng tâm là tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng KH-CN tiên tiến vào tất cả các khâu trong sản xuất, kinh doanh. Theo đó, TKV sẽ hoàn thiện các chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng KH-CN vào sản xuất, kinh doanh. Tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả của tất cả các chương trình KH-CN trọng điểm đã thực hiện trước đây. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh các chương trình KH-CN phù hợp với tình hình hiện nay theo hướng phân chia thành hai lĩnh vực, gồm: KH-CN ứng dụng vào sản xuất và lĩnh vực công nghệ thông tin.
Với lĩnh vực thứ nhất, TKV sẽ lựa chọn những dự án trọng điểm, những công nghệ có tính thực tiễn cao, bám sát yêu cầu cơ giới hóa hầm lò; công nghệ mới trong tận thu tài nguyên, công nghệ sàng tuyển hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, ưu tiên công nghệ và các dự án KH-CN liên quan đến tự động hóa trong chế tạo sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất than - khoáng sản.
Trong lĩnh vực thứ hai, TKV xác định từng bước tiến tới áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu, lĩnh vực sản xuất, từ điều hành sản xuất đến tận khai trường. Trong đó, xác định sử dụng giải pháp công nghệ có tính đồng bộ, tương thích cao và ứng dụng cao.
Từ năm 2009, trung bình mỗi năm, TKV dành khoảng 50 tỷ đồng đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển KH-CN. Cũng từ cơ sở kết quả thực hiện và thực tiễn sản xuất, TKV đã xây dựng chương trình KH-CN trọng điểm dài hạn với mục tiêu bám sát thực tiễn phát triển như: hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản; phát triển công nghệ sàng tuyển, chế biến sâu khoáng sản; phát triển sản xuất sạch hơn, an toàn hơn, tiết kiệm năng lượng;…
Việc đầu tư trọng điểm cho nghiên cứu, áp dụng KH-CN thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực trong từng lĩnh vực, công đoạn của quá trình sản xuất – kinh doanh. Điển hình như trong hoạt động khai thác than lộ thiên, từ những giải pháp KH-CN được nghiên cứu, đúc rút từ thực tiễn sản xuất, TKV đã lựa chọn, áp dụng đồng bộ giải pháp sử dụng thiết bị cơ giới hóa công suất lớn, từ hệ thống máy xúc cáp chạy điện EKG hay máy xúc thủy lực (dung tích gàu tới 12m3) đến hệ thống vận tải liên hợp, băng tải, ôtô khung mềm… Trong khai thác hầm lò, từ kết quả các công trình nghiên cứu, TKV đã tiến hành cơ giới hóa khai thác trong lò chợ sử dụng các loại vì chống thủy lực thay thế gỗ, áp dụng công nghệ khấu than bằng máy đồng bộ với các thiết bị cơ giới khai thác khác giúp nâng cao hiệu quả khai thác.
Với mục tiêu sản xuất các loại than cám chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường, trong khâu sàng tuyển và vận tải, TKV đã ứng dụng nhiều kết quả nghiên cứu khoa học để thực hiện cải tạo và nâng cấp công nghệ, thiết bị sàng tuyển hiện đại, tận thu tài nguyên. Bên cạnh đó, TKV đã thực hiện gắn thiết bị định vị toàn cầu GPS cho các phương tiện vận tải để quản lý và hợp lý hóa hành trình, tiết giảm nguyên, nhiên liệu… Từ nguồn Quỹ KH-CN, đã có hàng trăm đề tài, đề án được thực hiện, ứng dụng vào thực tế sản xuất, góp phần quan trọng giúp các đơn vị phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện đầu tư trọng điểm
Thực hiện Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch 60) đã được Chính phủ phê duyệt, TKV xác định một trong những giải pháp trọng tâm là tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng KH-CN tiên tiến vào tất cả các khâu trong sản xuất, kinh doanh. Theo đó, TKV sẽ hoàn thiện các chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng KH-CN vào sản xuất, kinh doanh. Tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả của tất cả các chương trình KH-CN trọng điểm đã thực hiện trước đây. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh các chương trình KH-CN phù hợp với tình hình hiện nay theo hướng phân chia thành hai lĩnh vực, gồm: KH-CN ứng dụng vào sản xuất và lĩnh vực công nghệ thông tin.
Với lĩnh vực thứ nhất, TKV sẽ lựa chọn những dự án trọng điểm, những công nghệ có tính thực tiễn cao, bám sát yêu cầu cơ giới hóa hầm lò; công nghệ mới trong tận thu tài nguyên, công nghệ sàng tuyển hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, ưu tiên công nghệ và các dự án KH-CN liên quan đến tự động hóa trong chế tạo sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất than - khoáng sản.
Trong lĩnh vực thứ hai, TKV xác định từng bước tiến tới áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu, lĩnh vực sản xuất, từ điều hành sản xuất đến tận khai trường. Trong đó, xác định sử dụng giải pháp công nghệ có tính đồng bộ, tương thích cao và ứng dụng cao.
Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp KH-CN, phối hợp nhịp nhàng trong quá trình sản xuất đã giúp các đơn vị tiết kiệm chi phí đầu vào, bảo đảm an toàn lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và tiết kiệm tài nguyên than. |