Hội thảo "Cải thiện môi trường công nghiệp" tại Thành phố Hồ CHí minh
Thứ tư, 17/10/2012
Ngày 16/10, tại Tp. Hồ Chí Minh, Cơ quan đại diện Bộ KH&CN tại Tp. HCM đã phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc tổ chức Hội thảo “Cải thiện môi trường công nghiệp”. Hội thảo đã thu hút hơn 300 đại biểu là các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia,...
Ngày 16/10, tại Tp. Hồ Chí Minh, Cơ quan đại diện Bộ KH&CN tại Tp. HCM đã phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc tổ chức Hội thảo “Cải thiện môi trường công nghiệp”. Hội thảo đã thu hút hơn 300 đại biểu là các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia,...
Tại hội thảo, các chuyên gia của Việt Nam và các nước đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận những vấn đề về môi trường công nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Đó là các chính sách sản xuất sạch ở Hàn Quốc; Chính sách thúc đẩy sản xuất sạch hơn và công nghệ tái chế tại Việt Nam; Chính sách của Indonesia trong việc phát triển công nghiệp xanh; Chính sách của Trung Quốc về năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Nghiên cứu công nghệ khí hóa than bùn; Sản xuất Biodiesel từ dầu thực vật; Phương thức sử dụng năng lượng sạch; Quản lý hóa chất tại Hàn Quốc;…
Ông Kim, Bum Jong – Trưởng ban quản lý công nghiệp, Viện Công nghệ công nghiệp Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc hiện đang sử dụng năng lượng khá cao, đặc biệt trong các lĩnh vực dầu mỏ, điện lực, gang thép,… Vì thế, cần phải có những phương pháp sản xuất sạch hơn để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều những chính sách liên quan đến sản xuất sạch, xanh như ban hành luật để các doanh nghiệp đi theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý. Hàn Quốc bắt đầu sản xuất sạch từ năm 1995 với nhiều hình thức đa dạng và đạt được nhiều thành tựu. Cứ 5 năm một lần, Hàn Quốc lại đưa ra luật mới để việc thực hiện việc sản xuất sạch có hiệu quả hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam, cũng đã ban hành chính sách và khung pháp lý trong sản xuất sạch hơn như Luật Bảo vệ môi trường, Luật KH&CN, Luật Khoáng sản,… Trong đó có nhiều bộ tham gia vào sản xuất sạch hơn như Bộ KH&CN, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương,… Các trường đại học, cao đẳng cũng đưa vào giảng dạy về sản xuất sạch hơn. Các viện, trung tâm nghiên cứu cũng có những hoạt động liên quan,…
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, Hội thảo “Cải thiện môi trường công nghiệp” là một cơ hội tốt để các đại biểu trao đổi và chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm của mỗi quốc gia. Quan trọng hơn là tìm ra được các nội dung mới trong nghiên cứu và phát triển KH&CN, cũng như các giải pháp để đổi mới hiệu quả về hợp tác KH&CN giữa các nước, làm thế nào để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu cần tập trung trao đổi một số nội dung KH&CN như những công nghệ tiên tiến sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, thân thiện môi trường; Những vấn đề về chính sách, công nghệ và quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất công nghiệp, phát triển bền vững; Các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của mỗi nước.
Ông Kim, Bum Jong – Trưởng ban quản lý công nghiệp, Viện Công nghệ công nghiệp Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc hiện đang sử dụng năng lượng khá cao, đặc biệt trong các lĩnh vực dầu mỏ, điện lực, gang thép,… Vì thế, cần phải có những phương pháp sản xuất sạch hơn để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều những chính sách liên quan đến sản xuất sạch, xanh như ban hành luật để các doanh nghiệp đi theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý. Hàn Quốc bắt đầu sản xuất sạch từ năm 1995 với nhiều hình thức đa dạng và đạt được nhiều thành tựu. Cứ 5 năm một lần, Hàn Quốc lại đưa ra luật mới để việc thực hiện việc sản xuất sạch có hiệu quả hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam, cũng đã ban hành chính sách và khung pháp lý trong sản xuất sạch hơn như Luật Bảo vệ môi trường, Luật KH&CN, Luật Khoáng sản,… Trong đó có nhiều bộ tham gia vào sản xuất sạch hơn như Bộ KH&CN, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương,… Các trường đại học, cao đẳng cũng đưa vào giảng dạy về sản xuất sạch hơn. Các viện, trung tâm nghiên cứu cũng có những hoạt động liên quan,…
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, Hội thảo “Cải thiện môi trường công nghiệp” là một cơ hội tốt để các đại biểu trao đổi và chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm của mỗi quốc gia. Quan trọng hơn là tìm ra được các nội dung mới trong nghiên cứu và phát triển KH&CN, cũng như các giải pháp để đổi mới hiệu quả về hợp tác KH&CN giữa các nước, làm thế nào để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu cần tập trung trao đổi một số nội dung KH&CN như những công nghệ tiên tiến sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, thân thiện môi trường; Những vấn đề về chính sách, công nghệ và quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất công nghiệp, phát triển bền vững; Các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của mỗi nước.