Hiệu quả từ sản xuất sạch hơn trong các ngành công nghiệp
Thứ hai, 17/09/2012
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, tăng trưởng công nghiệp góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, việc nâng cao nhận thức đối với cộng đồng doanh nghiệp, áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn (SXSH) không chỉ cho hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động tới môi trường. Làm được điều đó cũng chính là xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững hơn, đặc biệt, trong bối cảnh các nguồn năng lượng, nhiên liệu đang ngày càng trở nên cạn kiệt và đắt đỏ.
Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, tăng trưởng công nghiệp góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, việc nâng cao nhận thức đối với cộng đồng doanh nghiệp, áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn (SXSH) không chỉ cho hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động tới môi trường. Làm được điều đó cũng chính là xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững hơn, đặc biệt, trong bối cảnh các nguồn năng lượng, nhiên liệu đang ngày càng trở nên cạn kiệt và đắt đỏ.
Sản xuất sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc định nghĩa là biện pháp áp dụng liên tục các chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong quá trình sản xuất, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro đến môi trường. Đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của khâu sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ…
Có thể thấy, một lợi ích kép đạt được cùng lúc, đó là: tiết kiệm nguồn năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất và giảm lượng nước thải, chất thải, khí thải ra môi trường. Đặc biệt, đối với Việt Nam, khi suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cho mỗi sản phẩm còn ở mức cao, vừa lãng phí năng lượng, vừa đội chi phí giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, vừa ảnh hưởng tới môi trường… Chính vì vậy, kể từ khi tiếp cận với khái niệm này từ năm 1996, tham gia ký Tuyên ngôn quốc tế về SXSH năm 1999, và thực tế triển khai Chương trình Hợp phần sản xuất sạch hơn do Đan Mạch tài trợ giai đoạn 2005 - 2010 tại 5 tỉnh mục tiêu với nhiều lợi ích thiết thực, năm 2009 “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ 1419.
Bà Nguyễn Anh Thư - chuyên gia nghiên cứu về SXSH trong công nghiệp, thành viên ban tư vấn thuộc Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp do Bộ Công thương tổ chức cho biết, 100% các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sạch hơn đều mang lại hiệu quả rõ nét. Hàng năm có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Nhưng hiện nay, hệ thống thiết bị công nghiệp của Việt Nam chưa phải hiện đại, ý thức của con người cũng chưa cao chính vì vậy tiềm năng để áp dụng sản xuất sạch hơn là rất lớn
Theo Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Nguyễn Huy Hoàn, sau 5 năm triển khai Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu là Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam và Bến Tre. Ngoài những kết quả đạt được trong công tác quản lý ô nhiễm thì SXSH đạt tỷ lệ khá cao như ngành sản xuất giấy tại Phú Thọ giảm được lượng tiêu thụ nước từ 15 - 30%, điện từ 10 - 15%, nguyên liệu đầu vào khoảng 5%. Đối với các doanh nghiệp trình diễn đã hoàn thành giai đoạn 2 còn cho kết quả cao hơn nhiều. Vì vậy, tuy Hợp phần SXSH trong công nghiệp đã kết thúc vào quý I.2011, nhưng các hoạt động SXSH của Bộ Công thương vẫn tiếp tục được thực hiện trong khuôn khổ Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Với mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 50% DNVN sẽ tham gia SXSH và các đơn vị tham gia sẽ tiết kiệm từ 8 - 13% năng lượng, nguyên nhiên vật liệu/một đơn vị sản phẩm, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Trưởng nhóm triển khai chương trình SXSH - Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương cho biết: các hoạt động trọng tâm đang được triển khai nhằm đạt được mục tiêu này, như tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo tập huấn; phổ biến thông tin qua trang web; hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật… Tuy nhiên, sau dự án Hợp phần SXSH do Đan Mạch tài trợ, đến nay chưa có cơ chế tài chính. Hiện, Bộ công thương đang xây dựng để có thể có nguồn tài chính hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho một số đối tượng, nhóm ngành cụ thể…
Có thể nói, nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã là một thắng lợi lớn, bởi từ nhận thức đến hành động là một khoảng cách gần. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế xanh thì rõ ràng SXSH có thể xem như một công cụ phù hợp để giải quyết bài toán kinh tế xanh. Tuy nhiên ở đây có thể nói rằng, rõ ràng khi mà một công cụ giải quyết được một mục tiêu lớn và hiệu quả như vậy thì cũng nhất thiết phải cần một công cụ được xây dựng một cách phù hợp... thì có thể nói vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất để nâng cao hơn hiệu quả của SXSH vẫn là làm sao để xây dựng được một nguồn lực để triển khai…
Có thể thấy, một lợi ích kép đạt được cùng lúc, đó là: tiết kiệm nguồn năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất và giảm lượng nước thải, chất thải, khí thải ra môi trường. Đặc biệt, đối với Việt Nam, khi suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cho mỗi sản phẩm còn ở mức cao, vừa lãng phí năng lượng, vừa đội chi phí giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, vừa ảnh hưởng tới môi trường… Chính vì vậy, kể từ khi tiếp cận với khái niệm này từ năm 1996, tham gia ký Tuyên ngôn quốc tế về SXSH năm 1999, và thực tế triển khai Chương trình Hợp phần sản xuất sạch hơn do Đan Mạch tài trợ giai đoạn 2005 - 2010 tại 5 tỉnh mục tiêu với nhiều lợi ích thiết thực, năm 2009 “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ 1419.
Bà Nguyễn Anh Thư - chuyên gia nghiên cứu về SXSH trong công nghiệp, thành viên ban tư vấn thuộc Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp do Bộ Công thương tổ chức cho biết, 100% các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sạch hơn đều mang lại hiệu quả rõ nét. Hàng năm có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Nhưng hiện nay, hệ thống thiết bị công nghiệp của Việt Nam chưa phải hiện đại, ý thức của con người cũng chưa cao chính vì vậy tiềm năng để áp dụng sản xuất sạch hơn là rất lớn
Theo Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Nguyễn Huy Hoàn, sau 5 năm triển khai Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu là Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam và Bến Tre. Ngoài những kết quả đạt được trong công tác quản lý ô nhiễm thì SXSH đạt tỷ lệ khá cao như ngành sản xuất giấy tại Phú Thọ giảm được lượng tiêu thụ nước từ 15 - 30%, điện từ 10 - 15%, nguyên liệu đầu vào khoảng 5%. Đối với các doanh nghiệp trình diễn đã hoàn thành giai đoạn 2 còn cho kết quả cao hơn nhiều. Vì vậy, tuy Hợp phần SXSH trong công nghiệp đã kết thúc vào quý I.2011, nhưng các hoạt động SXSH của Bộ Công thương vẫn tiếp tục được thực hiện trong khuôn khổ Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Với mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 50% DNVN sẽ tham gia SXSH và các đơn vị tham gia sẽ tiết kiệm từ 8 - 13% năng lượng, nguyên nhiên vật liệu/một đơn vị sản phẩm, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Trưởng nhóm triển khai chương trình SXSH - Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương cho biết: các hoạt động trọng tâm đang được triển khai nhằm đạt được mục tiêu này, như tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo tập huấn; phổ biến thông tin qua trang web; hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật… Tuy nhiên, sau dự án Hợp phần SXSH do Đan Mạch tài trợ, đến nay chưa có cơ chế tài chính. Hiện, Bộ công thương đang xây dựng để có thể có nguồn tài chính hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho một số đối tượng, nhóm ngành cụ thể…
Có thể nói, nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã là một thắng lợi lớn, bởi từ nhận thức đến hành động là một khoảng cách gần. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế xanh thì rõ ràng SXSH có thể xem như một công cụ phù hợp để giải quyết bài toán kinh tế xanh. Tuy nhiên ở đây có thể nói rằng, rõ ràng khi mà một công cụ giải quyết được một mục tiêu lớn và hiệu quả như vậy thì cũng nhất thiết phải cần một công cụ được xây dựng một cách phù hợp... thì có thể nói vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất để nâng cao hơn hiệu quả của SXSH vẫn là làm sao để xây dựng được một nguồn lực để triển khai…