An Giang: Ban hành chỉ thị 11/2012/CT-UBND về sản xuất sạch hơn.
Thứ năm, 02/08/2012
Ngày 27/6/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành chỉ thị về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Ngày 27/6/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành chỉ thị về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Chỉ thị này quy định rõ trách nhiệm của các sở ngành cũng như các doanh nghiệp với nội dung chính như sau:
1/ Đối với các sở ngành: Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
Các Sở ngành thực hiện rà soát và xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Cân đối và ưu tiên hỗ trợ kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học, Quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh cho việc thực hiện các chương trình khoa học công nghệ, đề tài, dự án về sản xuất sạch hơn.
Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học và với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm năng lượng; đầu tư sản xuất với công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng sạch…
Khuyến khích duy trì áp dụng sản xuất sạch hơn, đồng thời đẩy mạnh công tác phổ biến và hỗ trợ nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn đạt hiệu quả cao.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về áp dụng sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Thực hiện cơ chế chính sách thúc đẩy, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn; đồng thời lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2/ Đối với doanh nghiệp : Đổi quy trình công nghệ, lắp đặt trang thiết bị mới thân thiện với môi trường
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ động đầu tư nghiên cứu và áp dụng sản xuất sạch hơn; xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn về các giải pháp quản lý, cải tiến, thay đổi quy trình công nghệ, lắp đặt trang thiết bị mới thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải; tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất.
Bố trí nguồn nhân lực và kinh phí phù hợp để thúc đẩy thực hiện việc áp dụng sản xuất sạch tại doanh nghiệp.
Từng bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, áp dụng ghi nhãn tiết kiệm năng lượng đối với hàng hóa, sản phẩm theo quy định.
1/ Đối với các sở ngành: Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
Các Sở ngành thực hiện rà soát và xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Cân đối và ưu tiên hỗ trợ kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học, Quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh cho việc thực hiện các chương trình khoa học công nghệ, đề tài, dự án về sản xuất sạch hơn.
Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học và với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm năng lượng; đầu tư sản xuất với công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng sạch…
Khuyến khích duy trì áp dụng sản xuất sạch hơn, đồng thời đẩy mạnh công tác phổ biến và hỗ trợ nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn đạt hiệu quả cao.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về áp dụng sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Thực hiện cơ chế chính sách thúc đẩy, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn; đồng thời lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2/ Đối với doanh nghiệp : Đổi quy trình công nghệ, lắp đặt trang thiết bị mới thân thiện với môi trường
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ động đầu tư nghiên cứu và áp dụng sản xuất sạch hơn; xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn về các giải pháp quản lý, cải tiến, thay đổi quy trình công nghệ, lắp đặt trang thiết bị mới thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải; tiết kiệm sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất.
Bố trí nguồn nhân lực và kinh phí phù hợp để thúc đẩy thực hiện việc áp dụng sản xuất sạch tại doanh nghiệp.
Từng bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, áp dụng ghi nhãn tiết kiệm năng lượng đối với hàng hóa, sản phẩm theo quy định.