Sản xuất sạch hơn cần sự đồng hành
Thứ ba, 15/02/2011
Từ năm 1996, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã được áp dụng thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện, có gần 300 doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH tại các tỉnh thành trên cả nước. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm áp dụng SXSH ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy tất cả các cơ sở công nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều có thể tiết kiệm tiêu thụ nguyên liệu, đặc biệt là năng lượng và nước. Đồng thời cũng có thể cải thiện mức độ ảnh hưởng của quá trình sản xuất đối với môi trường.
Từ năm 1996, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã được áp dụng thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện, có gần 300 doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH tại các tỉnh thành trên cả nước. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm áp dụng SXSH ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy tất cả các cơ sở công nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều có thể tiết kiệm tiêu thụ nguyên liệu, đặc biệt là năng lượng và nước. Đồng thời cũng có thể cải thiện mức độ ảnh hưởng của quá trình sản xuất đối với môi trường.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nếu áp dụng SXSH đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và năng lượng từ 10% đến 50%. Đó là một kết quả đã được kiểm chứng thực tế tại các doanh nghiệp áp dụng SXSH trên cả nước.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre chỉ có 06 doanh nghiệp đã áp dụng SXSH. Năm 2007, dự án “Hỗ trợ công nghệ SXSH và tiết kiệm năng lượng trong chế biến thủy sản và chế biến dừa” do Viện Công nghệ hóa học chủ trì triển khai thực hiện tại 03 doanh nghiệp và năm 2008, Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) hỗ trợ 03 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này thuộc các ngành: chế biến thủy sản, sản xuất cơm dừa sấy khô, thạch dừa, bánh kẹo từ dừa và thuốc lá điếu. Nhìn chung, các doanh nghiệp sau khi triển khai áp dụng SXSH đều đạt được những kết quả rất khả quan, cụ thể là: sản phẩm (SP) tăng từ 30% đến hơn 40%; tỷ lệ sử dụng nước/SP có thể giảm đến hơn 30%; tỷ lệ sử dụng điện/SP giảm trung bình khoảng 20%; tỷ lệ nhiên liệu/SP giảm từ 10% đến 30%; tỷ lệ công lao động/SP giảm trung bình khoảng 20%. Để đạt được những kết quả đó, không nhất thiết cần có công nghệ cao với chi phí đầu tư lớn, thực tế có nhiều giải pháp chỉ là huấn luyện lại thao tác công nhân và thay đổi phương pháp vận hành hiệu quả hơn thì có thể tiết kiệm lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, hay có những giải pháp đầu tư hàng trăm triệu đồng nhưng thời gian thu hồi vốn chưa đầy 1 năm.
Lợi ích và tiềm năng như vậy, nhưng thực tế số lượng các đơn vị tự nguyện chủ động áp dụng SXSH trên cả nước còn rất hạn chế. Hầu hết số doanh nghiệp áp dụng SXSH đều là những đơn vị được tài trợ từ chương trình, dự án của các tổ chức trong nước và quốc tế, có rất ít doanh nghiệp tự bỏ ra kinh phí để áp dụng SXSH và tại Bến Tre là hoàn toàn chưa có doanh nghiệp nào.
Đâu là nguyên nhân?
Có rất nhiều nguyên nhân như: chưa có kế hoạch hay chiến lược mang tầm quốc gia cùng với những cơ chế, chính sách nhằm định hướng và thúc đẩy nhân rộng những mô hình SXSH trên phạm vi cả nước; nguồn lực để thực hiện SXSH chưa đáp ứng được theo yêu cầu; sản xuất công nghiệp phát triển chưa cao; nhận thức về SXSH của cơ quan quản lý ở địa phương cũng còn hạn chế; công tác kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp chưa thường xuyên,… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất là sự hạn chế trong nhận thức của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững được các phương pháp cũng như lợi ích của việc áp dụng SXSH, hơn nữa còn rất e ngại với việc thay đổi thói quen vận hành. Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, ngoài sự hạn chế về nguồn tài chính còn có những hạn chế như: chưa có sự phân việc, giao quyền cụ thể, rõ ràng; chưa tiếp cận, sử dụng dịch vụ tư vấn, thay vào đó là thói quen ôm đồm và tự làm lấy tất cả mọi việc; trình độ nhân lực, trình độ quản lý cũng còn hạn chế. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân thiếu các tổ chức tư vấn và chuyên gia kỹ thuật về SXSH. Tính đến nay, trên cả nước chỉ có khoảng 10 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về SXSH, lực lượng các chuyên gia kỹ thuật về SXSH cũng còn rất ít.
Hành động của cơ quan quản lý nhà nước
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu đề ra của Chiến lược này sẽ khuyến khích áp dụng SXSH trong tất cả các cơ sở công nghiệp thuộc mọi loại hình, ngành nghề tăng cường hiệu quả sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển bền vững. Cụ thể, đến năm 2020 phải có 100% các cơ sở sản xuất công nghiệp hiểu biết và nhận thức được lợi ích của SXSH và có 50% cơ sở áp dụng SXSH. Chiến lược đã đưa ra những giải pháp đồng bộ từ các nhóm giải pháp về thông tin truyền thông; giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý nhà nước; nhóm giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về tổ chức...
Cùng với Chiến lược này Bộ Công Thương cũng đã xây dựng danh mục các chương trình, đề án như: Chương trình tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và phổ biến kinh nghiệm áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử và phổ biến thông tin về SXSH; Chương trình hỗ trợ tư vấn và áp dụng các mô hình SXSH tại các ngành và các địa điểm ưu tiên; Dự án xây dựng hệ thống báo cáo và cấp chứng nhận đối với doanh nghiệp áp dụng SXSH; Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về SXSH; Đặc biệt sẽ thành lập và vận hành đơn vị chuyên trách, tư vấn về SXSH tại Bộ Công Thương.
Ở cấp tỉnh, năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định ban hành Kế hoạch hành động SXSH tỉnh Bến Tre giai đoạn 2009-2013. Đồng thời, Sở Công Thương Bến Tre đã thành lập Văn phòng SXSH tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp. Theo đó, Văn phòng SXSH sẽ là đơn vị chuyên trách tuyên truyền, thúc đẩy áp dụng SXSH trên địa bàn tỉnh và là đơn vị làm cầu nối giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức tư vấn và doanh nghiệp.
Để SXSH được áp dụng rộng khắp trong ngành công nghiệp, chỉ có những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước là chưa đủ, mà điều quan trọng là phải có sự đồng hành của doanh nghiệp, khởi đầu bằng sự thay đổi trong nhận thức và hơn nữa là sự đồng thuận của toàn xã hội. Có như vậy ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Bến Tre nói riêng mới có thể phát triển bền vững.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre chỉ có 06 doanh nghiệp đã áp dụng SXSH. Năm 2007, dự án “Hỗ trợ công nghệ SXSH và tiết kiệm năng lượng trong chế biến thủy sản và chế biến dừa” do Viện Công nghệ hóa học chủ trì triển khai thực hiện tại 03 doanh nghiệp và năm 2008, Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) hỗ trợ 03 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này thuộc các ngành: chế biến thủy sản, sản xuất cơm dừa sấy khô, thạch dừa, bánh kẹo từ dừa và thuốc lá điếu. Nhìn chung, các doanh nghiệp sau khi triển khai áp dụng SXSH đều đạt được những kết quả rất khả quan, cụ thể là: sản phẩm (SP) tăng từ 30% đến hơn 40%; tỷ lệ sử dụng nước/SP có thể giảm đến hơn 30%; tỷ lệ sử dụng điện/SP giảm trung bình khoảng 20%; tỷ lệ nhiên liệu/SP giảm từ 10% đến 30%; tỷ lệ công lao động/SP giảm trung bình khoảng 20%. Để đạt được những kết quả đó, không nhất thiết cần có công nghệ cao với chi phí đầu tư lớn, thực tế có nhiều giải pháp chỉ là huấn luyện lại thao tác công nhân và thay đổi phương pháp vận hành hiệu quả hơn thì có thể tiết kiệm lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, hay có những giải pháp đầu tư hàng trăm triệu đồng nhưng thời gian thu hồi vốn chưa đầy 1 năm.
Lợi ích và tiềm năng như vậy, nhưng thực tế số lượng các đơn vị tự nguyện chủ động áp dụng SXSH trên cả nước còn rất hạn chế. Hầu hết số doanh nghiệp áp dụng SXSH đều là những đơn vị được tài trợ từ chương trình, dự án của các tổ chức trong nước và quốc tế, có rất ít doanh nghiệp tự bỏ ra kinh phí để áp dụng SXSH và tại Bến Tre là hoàn toàn chưa có doanh nghiệp nào.
Đâu là nguyên nhân?
Có rất nhiều nguyên nhân như: chưa có kế hoạch hay chiến lược mang tầm quốc gia cùng với những cơ chế, chính sách nhằm định hướng và thúc đẩy nhân rộng những mô hình SXSH trên phạm vi cả nước; nguồn lực để thực hiện SXSH chưa đáp ứng được theo yêu cầu; sản xuất công nghiệp phát triển chưa cao; nhận thức về SXSH của cơ quan quản lý ở địa phương cũng còn hạn chế; công tác kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp chưa thường xuyên,… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất là sự hạn chế trong nhận thức của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững được các phương pháp cũng như lợi ích của việc áp dụng SXSH, hơn nữa còn rất e ngại với việc thay đổi thói quen vận hành. Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, ngoài sự hạn chế về nguồn tài chính còn có những hạn chế như: chưa có sự phân việc, giao quyền cụ thể, rõ ràng; chưa tiếp cận, sử dụng dịch vụ tư vấn, thay vào đó là thói quen ôm đồm và tự làm lấy tất cả mọi việc; trình độ nhân lực, trình độ quản lý cũng còn hạn chế. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân thiếu các tổ chức tư vấn và chuyên gia kỹ thuật về SXSH. Tính đến nay, trên cả nước chỉ có khoảng 10 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về SXSH, lực lượng các chuyên gia kỹ thuật về SXSH cũng còn rất ít.
Hành động của cơ quan quản lý nhà nước
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu đề ra của Chiến lược này sẽ khuyến khích áp dụng SXSH trong tất cả các cơ sở công nghiệp thuộc mọi loại hình, ngành nghề tăng cường hiệu quả sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển bền vững. Cụ thể, đến năm 2020 phải có 100% các cơ sở sản xuất công nghiệp hiểu biết và nhận thức được lợi ích của SXSH và có 50% cơ sở áp dụng SXSH. Chiến lược đã đưa ra những giải pháp đồng bộ từ các nhóm giải pháp về thông tin truyền thông; giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý nhà nước; nhóm giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về tổ chức...
Cùng với Chiến lược này Bộ Công Thương cũng đã xây dựng danh mục các chương trình, đề án như: Chương trình tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và phổ biến kinh nghiệm áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử và phổ biến thông tin về SXSH; Chương trình hỗ trợ tư vấn và áp dụng các mô hình SXSH tại các ngành và các địa điểm ưu tiên; Dự án xây dựng hệ thống báo cáo và cấp chứng nhận đối với doanh nghiệp áp dụng SXSH; Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về SXSH; Đặc biệt sẽ thành lập và vận hành đơn vị chuyên trách, tư vấn về SXSH tại Bộ Công Thương.
Ở cấp tỉnh, năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định ban hành Kế hoạch hành động SXSH tỉnh Bến Tre giai đoạn 2009-2013. Đồng thời, Sở Công Thương Bến Tre đã thành lập Văn phòng SXSH tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp. Theo đó, Văn phòng SXSH sẽ là đơn vị chuyên trách tuyên truyền, thúc đẩy áp dụng SXSH trên địa bàn tỉnh và là đơn vị làm cầu nối giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức tư vấn và doanh nghiệp.
Để SXSH được áp dụng rộng khắp trong ngành công nghiệp, chỉ có những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước là chưa đủ, mà điều quan trọng là phải có sự đồng hành của doanh nghiệp, khởi đầu bằng sự thay đổi trong nhận thức và hơn nữa là sự đồng thuận của toàn xã hội. Có như vậy ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Bến Tre nói riêng mới có thể phát triển bền vững.
Đông Phương