Công ty Dệt Vĩnh Phú: Lợi ích lớn từ sản xuất sạch hơn
Thứ hai, 25/06/2012
Tiết kiệm 14% điện trong phân xưởng sợi, 9% điện trong phân xưởng dệt và 4% than dùng sinh hơi cho quá trình hồ vải… là những lợi ích cơ bản mà các giải pháp sản xuất sạch hơn đã mang lại cho Công ty Dệt Vĩnh Phú.
Tiết kiệm 14% điện trong phân xưởng sợi, 9% điện trong phân xưởng dệt và 4% than dùng sinh hơi cho quá trình hồ vải… là những lợi ích cơ bản mà các giải pháp sản xuất sạch hơn đã mang lại cho Công ty Dệt Vĩnh Phú.
Vào những năm 1970, Công ty Dệt Vĩnh Phú được coi là công ty lớn nhất Việt Nam về số lượng nhân viên, vốn đầu tư và thiết bị cho các quá trình từ kéo sợi, dệt vải, in đến hoàn thiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, các thiết bị đã trở nên hao mòn, gây tốn nhiều năng lượng, cộng với công nghệ sản xuất lạc hậu khiến năng suất chưa cao, tiềm năng sản xuất sạch hơn (SXSH) của DN còn rất lớn.
Với những tiềm năng lớn như vậy, khi Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) được triển khai ở tỉnh Phú Thọ, Dệt Vĩnh Phú chính là một trong những DN đầu tiên được lựa chọn để triển khai chương trình này. Theo đó, sau quá trình đánh giá tiềm năng SXSH tại đây, 9 giải pháp đã được DN triển khai trước và sau chương trình nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và tiết giảm chi phí sản xuất. Theo thống kê của DN, nhờ thực hiện các giải pháp này, công ty đã tiết kiệm được hàng năm khoảng 1.000 MWh điện và 200 tấn than. Con số này tương ứng với tiết kiệm hàng năm 60.724 USD từ tổng số vốn đầu tư 21.759 USD. Thời gian hoàn vốn trung bình của tất cả các giải pháp là khoảng 4 tháng.
Cụ thể, trước khi tham gia SXSH, các trạm biến thế của công ty đều được lắp đặt từ những năm 1970 và chỉ hoạt động với 50% công suất. Do đó, trong quá trình triển khai chương trình, công ty đã lắp mới tụ bù cho các trạm biến thế, đồng thời chuyển tải của 6 trạm về tập trung tại 4 trạm. Với chi phí khoảng 2.930 USD, giải pháp này đã giúp công ty tiết kiệm được khoảng 113 MWh/năm, tương ứng với 5.831 USD. Thời gian hoàn vốn cho giải pháp này là 6 tháng.
Giải pháp tiêu biểu tiếp theo được công ty thực hiện là cải thiện hệ thống thông gió cho xưởng sợi số 2. Bởi trước đó, phân xưởng sợi số 2 là khu vực được thiết kế và sử dụng cho việc lưu trữ bông nên hệ thống thông gió không phù hợp khi có các máy kéo sợi hoạt động. Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong nhà có thể lên đến 400C, vì vậy, việc vận hành hệ thống làm mát trung tâm sẽ làm tăng đáng kể giá thành sản xuất. Do đó, công ty đã quyết định làm thêm cửa sổ để tăng cường đối lưu tự nhiên, đồng thời lắp đặt thêm 7 quạt hút và cải thiện việc theo dõi sử dụng hệ thống làm mát. Giải pháp này giúp công ty tiết kiệm thêm 223 MWh điện/tháng.
Trước hiệu quả của hai giải pháp trên, một giải pháp đòi hỏi chi phí cao hơn đã được công ty thực hiện là thay đổi chi số sợi và nâng cao năng suất máy kéo sợi thô. Do trước khi tham gia SXSH, 14 máy kéo sợi thô của công ty vẫn hoạt động theo quy trình cũ, năng suất chưa cao nên sau quá trình khảo sát SXSH, công ty đã quyết định đầu tư thay đổi chi số sợi nhằm nâng cao năng suất máy kéo sợi thô. Giải pháp này giúp chất lượng sợi thô cao hơn, không ảnh hưởng đến chất lượng của sợi con, đồng thời tăng sản lượng 14%, từ đó không chỉ tiết kiệm nhân công mà còn tiết kiệm 133 MWh điện tiêu thụ hàng tháng.
Sau khi chương trình SXSH tại nhà máy hoàn thành, so sánh số liệu trước và sau khi các giải pháp này được triển khai cho thấy, các nỗ lực không ngừng của công ty hàng năm đã giúp giảm tiêu thụ 14% điện trong phân xưởng sợi, 9% điện trong phân xưởng dệt và 4% than dùng sinh hơi cho quá trình hồ vải. Đồng thời, hàng năm, lượng khí nhà kính cũng giảm khoảng 1.096 tấn. Đây chính là tiền đề để công ty tiếp tục thực hiện các giải pháp SXSH ngay cả khi chương trình đã kết thúc. Đến thời điểm này, Dệt Vĩnh Phú luôn là một trong những DN điển hình làm tốt các giải pháp SXSH nhằm mang lại lợi nhuận lớn từ tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất./.
Với những tiềm năng lớn như vậy, khi Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) được triển khai ở tỉnh Phú Thọ, Dệt Vĩnh Phú chính là một trong những DN đầu tiên được lựa chọn để triển khai chương trình này. Theo đó, sau quá trình đánh giá tiềm năng SXSH tại đây, 9 giải pháp đã được DN triển khai trước và sau chương trình nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và tiết giảm chi phí sản xuất. Theo thống kê của DN, nhờ thực hiện các giải pháp này, công ty đã tiết kiệm được hàng năm khoảng 1.000 MWh điện và 200 tấn than. Con số này tương ứng với tiết kiệm hàng năm 60.724 USD từ tổng số vốn đầu tư 21.759 USD. Thời gian hoàn vốn trung bình của tất cả các giải pháp là khoảng 4 tháng.
Cụ thể, trước khi tham gia SXSH, các trạm biến thế của công ty đều được lắp đặt từ những năm 1970 và chỉ hoạt động với 50% công suất. Do đó, trong quá trình triển khai chương trình, công ty đã lắp mới tụ bù cho các trạm biến thế, đồng thời chuyển tải của 6 trạm về tập trung tại 4 trạm. Với chi phí khoảng 2.930 USD, giải pháp này đã giúp công ty tiết kiệm được khoảng 113 MWh/năm, tương ứng với 5.831 USD. Thời gian hoàn vốn cho giải pháp này là 6 tháng.
Giải pháp tiêu biểu tiếp theo được công ty thực hiện là cải thiện hệ thống thông gió cho xưởng sợi số 2. Bởi trước đó, phân xưởng sợi số 2 là khu vực được thiết kế và sử dụng cho việc lưu trữ bông nên hệ thống thông gió không phù hợp khi có các máy kéo sợi hoạt động. Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong nhà có thể lên đến 400C, vì vậy, việc vận hành hệ thống làm mát trung tâm sẽ làm tăng đáng kể giá thành sản xuất. Do đó, công ty đã quyết định làm thêm cửa sổ để tăng cường đối lưu tự nhiên, đồng thời lắp đặt thêm 7 quạt hút và cải thiện việc theo dõi sử dụng hệ thống làm mát. Giải pháp này giúp công ty tiết kiệm thêm 223 MWh điện/tháng.
Trước hiệu quả của hai giải pháp trên, một giải pháp đòi hỏi chi phí cao hơn đã được công ty thực hiện là thay đổi chi số sợi và nâng cao năng suất máy kéo sợi thô. Do trước khi tham gia SXSH, 14 máy kéo sợi thô của công ty vẫn hoạt động theo quy trình cũ, năng suất chưa cao nên sau quá trình khảo sát SXSH, công ty đã quyết định đầu tư thay đổi chi số sợi nhằm nâng cao năng suất máy kéo sợi thô. Giải pháp này giúp chất lượng sợi thô cao hơn, không ảnh hưởng đến chất lượng của sợi con, đồng thời tăng sản lượng 14%, từ đó không chỉ tiết kiệm nhân công mà còn tiết kiệm 133 MWh điện tiêu thụ hàng tháng.
Sau khi chương trình SXSH tại nhà máy hoàn thành, so sánh số liệu trước và sau khi các giải pháp này được triển khai cho thấy, các nỗ lực không ngừng của công ty hàng năm đã giúp giảm tiêu thụ 14% điện trong phân xưởng sợi, 9% điện trong phân xưởng dệt và 4% than dùng sinh hơi cho quá trình hồ vải. Đồng thời, hàng năm, lượng khí nhà kính cũng giảm khoảng 1.096 tấn. Đây chính là tiền đề để công ty tiếp tục thực hiện các giải pháp SXSH ngay cả khi chương trình đã kết thúc. Đến thời điểm này, Dệt Vĩnh Phú luôn là một trong những DN điển hình làm tốt các giải pháp SXSH nhằm mang lại lợi nhuận lớn từ tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất./.
Bảo Ngọc