Tối ưu hóa hệ thống để nâng cao hiệu quả năng lượng
Thứ năm, 18/06/2015
Sáng ngày 11-6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo kết thúc dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn QLNL tại Việt Nam”
Sáng ngày 11-6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo kết thúc dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn QLNL tại Việt Nam”
Dự án được thực hiện trong 4 năm, bắt đầu từ tháng 7-2011 dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và sự phối hợp của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và các tổ chức liên quan.
Mục tiêu chung của dự án là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa thệ thống hơi và khí nén áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng đánh giá cao những kết quả mà dự án đã đạt được. Đồng thời, bày tỏ sự cảm ơn đến các tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO trong việc hỗ trợ triển khai thực hiện Luật sử năng lượng TK&HQ và Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng TK&HQ.
Ông nói: “Dự án đã góp phần xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật, tài chính hỗ trợ việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn QLNL theo tiêu chuẩn ISO 50001, tối ưu hóa hệ thống QLNL tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Bộ Công Thương đánh giá cao các hoạt động của dự án. Dự án đã góp phần tạo ra phong trào xây dựng hệ thống QLNL theo ISO 50001 và áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống tại Việt Nam”.
Ông Patrick J. Gilabert, Trưởng đại diện văn phòng UNIDO tại Việt Nam chia sẻ: Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt về năng lượng do giá dầu tăng cao, giảm nguồn cung thủy điện, giảm nguồn dự trữ năng lượng do sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch. Do đó, các DN cần chú trọng đến hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, nhiều DN Việt Nam mới chỉ chú trọng đến việc cải thiện hiệu quả của các thành phần động cơ, mà chưa quan tâm đến cả hệ thống. Một hệ thống đã được tối ưu hóa có thể giảm đến một nửa mức năng lượng tiêu thụ so với một hệ thống hoạt động kém hiệu quả.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia năng lượng cũng đã trình bày những kinh nghiệm, bài học đối với việc áp dụng hệ thống QLNL theo ISO 50001 tại Việt Nam. Đồng thời, chia sẻ các trường hợp điển hình về tối ưu hóa hệ thống hơi và hệ thống khí nén cho các DN.
Mục tiêu chung của dự án là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa thệ thống hơi và khí nén áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng đánh giá cao những kết quả mà dự án đã đạt được. Đồng thời, bày tỏ sự cảm ơn đến các tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO trong việc hỗ trợ triển khai thực hiện Luật sử năng lượng TK&HQ và Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng TK&HQ.
Ông nói: “Dự án đã góp phần xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật, tài chính hỗ trợ việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn QLNL theo tiêu chuẩn ISO 50001, tối ưu hóa hệ thống QLNL tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Bộ Công Thương đánh giá cao các hoạt động của dự án. Dự án đã góp phần tạo ra phong trào xây dựng hệ thống QLNL theo ISO 50001 và áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống tại Việt Nam”.
Ông Patrick J. Gilabert, Trưởng đại diện văn phòng UNIDO tại Việt Nam chia sẻ: Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt về năng lượng do giá dầu tăng cao, giảm nguồn cung thủy điện, giảm nguồn dự trữ năng lượng do sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch. Do đó, các DN cần chú trọng đến hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, nhiều DN Việt Nam mới chỉ chú trọng đến việc cải thiện hiệu quả của các thành phần động cơ, mà chưa quan tâm đến cả hệ thống. Một hệ thống đã được tối ưu hóa có thể giảm đến một nửa mức năng lượng tiêu thụ so với một hệ thống hoạt động kém hiệu quả.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia năng lượng cũng đã trình bày những kinh nghiệm, bài học đối với việc áp dụng hệ thống QLNL theo ISO 50001 tại Việt Nam. Đồng thời, chia sẻ các trường hợp điển hình về tối ưu hóa hệ thống hơi và hệ thống khí nén cho các DN.
Trong khuôn khổ dự án đã thực hiện được 10 dự án trình diễn về hệ thống QLNL và 30 dự án về tối ưu hóa hệ thống . Dự án cũng cung cấp đào tạo về hệ thống QLNL cho 54 học viên là các cán bộ, kỹ sư đến từ 179 doanh nghiệp. Kết quả, 77 DN áp dụng hệ thống QLNL, trong đó có 15 DN đã được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 50001. Kết quả trực tiếp từ việc thực hiện các dự án hệ thống QLNL và tối ưu hóa hệ thống đã giúp tiết kiệm được 56,034 MWh và 21,735 TOE và giảm phát thải được 106,394 tấn CO2. |